Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐAU DẠ DÀY Ở TRẺ EM - BÀI THUỐC CHỮA TRỊ

Trẻ em cũng có thể mắc phải Viêm loét dạ dày. Hiện nay tình trạng trẻ em mắc phải những chứng bệnh về dau da day rất phổ  biến. Bậc làm cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ, không lên chủ quan với những triệu chứng thông thường.
Đau dạ dày ở trẻ em
Viêm loét dạ daỳ một trong những bệnh rất phổ biến hiện này, rất nhiều người có suy nghĩ rằng bệnh đau dạ dày chủ yếu chỉ gặp ở người lớn tuổi còn trẻ nhỏ hầu như không mắc phải. Theo quan niệm thì nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm loét dạ dày là do thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học, như uống rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng nhiều, thức khuya sinh hoạt không điều độ...Thực tế ít ai biết được nguyên nhân gây viêm loét dạ dày còn có thể do Helicobacter Pylori ( Hp). Theo nghiên cứu mới nhất hiện nay Trẻ em ở những nước nghèo, đang phát triển bị viêm dạ dày do Helicobacter Pylori nhiều hơn trẻ em các nước phương Tây. Ở Ấn Độ có tới 60% trẻ bị viêm dạ dày do nhiễm HP, nhưng ở Pháp chỉ có 3,5% trẻ bị. Tại Việt Nam, trong một nghiên cứu năm 2004, tỷ lệ trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi bị nhiễm HP không triệu chứng là 34%, riêng trong các trại nuôi dưỡng tỷ lệ này là 71,4%. Đáng chú ý hiện nay là 90% trẻ ở tuổi đi mẫu giáo và Tiểu học đều sinh hoạt tại trường. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh đau dạ dày ở trẻ các bậc phụ huynh nên tham khảo để có thể phát hiện trẻ bị đau dạ dày sớm và có biện pháp điều trị sớm để không gây nên những điều đáng tiếc có thể xảy ra đối với trẻ.

Triệu chứng đau dạ dày của trẻ em:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau bụng ở trẻ cũng thường không giống người lớn.Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị. Một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.
  • Nôn: Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.
  • Thiếu máu: Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.
Ngoài những triệu đặc trưng trên, ở trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện để mẹ nhận biết đó là bé bỗng dưng biếng ăn, chán ăn và ăn không ngon; biểu hiện viêm ruột thừa khiến bé đau đớn trong một khu vực dạ dày.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày ở trẻ em: 

  • Thường xuyên ăn không đúng bữa, nhịn đói quá lâu hay ăn quá no, ăn vội vàng không nhai kỹ, chạy nhảy ngay sau khi ăn no.
  • Thói quen ăn nhiều chất chua, cay, uống nhiều nước uống có gas.
  • Uống kéo dài thuốc chứa corticoid trong điều trị các bệnh mãn tính (lupus ban đỏ, hội chứng thận hư…), thuốc khám viêm giảm đau.
  • Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Trẻ em sống trong các điều kiện dễ bị nhiễm vi khuẩn HP như những nơi vệ sinh kém, nguồn nước sinh hoạt không sạch, gia đình đông đúc, thiếu tiện nghi vệ sinh, sinh hoạt chung với người bị nhiễm vi khuẩn HP.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh đau dạ dày ở trẻ em.

Viêm dạ dày mãn tính do HP có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày, do đó cần phát hiện để điều trị sớm. Để chẩn đoán bệnh nhân có viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori, có các phương pháp sau:
  • Xét nghiệm qua nội soi dạ dày: Có kết quả chính xác hơn cả và thấy được tổn thương niêm mạc dạ dày, nhưng phương pháp gây khó chịu cho người bệnh và cũng có thể gây tai biến.
  • Test hơi thở: Đây là phương pháp xét nghiệm cũng có độ chính xác cao, dùng đồng vị carbon C14 để chẩn đoán sự hiện diện của HP trong dạ dày. Phương pháp này nhẹ nhàng đơn giản, không xâm lấn cơ thể, không gây khó chịu cho người bệnh và đã được tiến hành nhiều tại Việt Nam.
  • Xét nghiệm phân: Phương pháp này đơn giản, cũng chính xác nhưng hơi phiền vì phải đợi lấy mẫu phân.
  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp gián tiếp, tìm kháng thể kháng vi khuẩn HP.
Sau điều trị muốn kiểm tra xem còn vi khuẩn HP không, phải ngưng thuốc điều trị ít nhất 4 tuần rồi làm xét nghiệm thì các kết quả mới không bị sai lệch. Riêng phương pháp xét nghiệm máu không dùng để kiểm tra vi khuẩn sau điều trị vì kháng thể kháng HP vẫn còn tồn tại 1-2 năm dù vi khuẩn đã bị tiệt trừ.

Một số biện pháp có thể giúp trẻ giảm cơn đau dạ dày

  • Chườm ấm:Đây là biện pháp hữu hiệu để có thể giảm cơn đau dạ dày ở trẻ có thể nhanh nhất, cha mẹ trẻ hãy sử dụng một chai nước ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ dễ chịu và thoải mái hơn. Hoặc bạn có thể đặt một túi sưởi ấm lên trên bụng của trẻ với nhiệt độ vừa phải.
  • Xoa bóp cho bé: Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu. Bạn nên xoa bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.
  • Có thể cho trẻ uống nước gừng và mật ong để giảm cơn đau cho trẻ: Cách làm đơn giản và không quá cầu kì. Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa nguyên nhân gây nên chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc những cơn đau khác trong dạ dày. Tuy nhiên gừng không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Cho bé uống nhiều nước: Ngay cả khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên cung cấp thật nhiều nước cho trẻ bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ nhà bạn.
Bạn cần biết!
  • Không nên ép trẻ khi ăn gây căng thẳng stress dài ngày.
  • Thấy trẻ có biểu hiện đau bụng bất thường cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
  • Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đủ thời gian, tái khám đúng hẹn để việc điều trị không bị gián đoạn và kháng thuốc.
  • Không nên lạm dụng việc sử dụng thuốc tây.
  • Việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày cần phải đảm bảo vệ sinh, không dùng chung chén đũa, ly uống nước…
  • Bên cạnh đó phải kiêng uống các loại nước có gas, thức ăn quá nóng hay chua cay nhiều, ăn nhai kỹ, không chạy giỡn ngay sau ăn no
  • Cần xét nghiệm vi khuẩn HP cho những người trong gia đình để điều trị, tránh tình trạng bị lây nhiễm trở lại do những người trong cùng gia đình.

BÀI THUỐC CHỮA TRỊ bệnh đau dạ dày ở trẻ em.: 

Theo đông y và những thầy thuốc nam y có nhiều kinh nghiệm thì bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh : do tình trí bị kích thích, can khí uất kết làm mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng chọc của tỳ vị mà gây các chứng đau ợ hơi, ợ chua …vvv. hoặc do ăn uống thất thường làm mất khả năng kiện vận , hàn tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ huyết ứ mà sinh ra các cơn đau.

Bài thuốc chủ trị : Viêm loét dạ dày tá tràng ,vùng dạ dày đau ,thích ấm ,xoa bóp ,nôn ra, nước xanh, mệt mỏi, chân tay lạnh tiểu đường, với các vị thuốc sau :
  • Đảng sâm 
  • Bạch truật 
  • Phục linh
  • Bạch biển đậu
  • Can khương 
  • Mộc hương
  • Sa nhân 
  • Từ tử
  • Và vài vị thuốc khác nữa
Bài thuốc sắc 15 phút chắt lấy nước còn bã đổ thêm nước sắc tiếp 15 phút lọc bã đổ 2 phần thuốc vào với nhau ,uống đều trong ngày mỗi ngày 1 thang .

Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.

Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em bằng nghệ và mật ong

Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ và mật ong .

Mật o­ng là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng… với liều 20-50 g/ngày. Mật o­ng cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật o­ng giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật o­ng, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.

Hoặc để chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, có thể lấy táo tàu 10 quả, hồng hoa 10 g, sắc lấy 200 ml nước, trộn đều với 60 g mật ong lúc thuốc còn nóng, uống vào sáng sớm khi đói bụng. 

Phần cuối cùng chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc những thực phẩm tốt và không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng này , ngoài ra những thực phẩm trên còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh cùng với những loại thuốc uống khác giúp bệnh tiến triển và nhanh khỏi hơn rất nhiều

Nguyễn Xuân Tùng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGAY

– Bác sĩ gọi điện lại và tư vấn tình trạng bệnh (hoàn toàn miễn phí)
– Bác sĩ lưu bệnh án, bốc thuốc và yêu cầu người bệnh uống theo đúng chỉ dẫn
– Bác sĩ sẽ đồng hành trong suốt quá trình điều trị bệnh, điều mà rất ít nơi có được sự quan tâm đến vậy.

Nhà thuốc Đông Y Phúc Minh Đường:

số 55 ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn , quận Cầu Giấy , Hà Nội

Thời gian mở cửa:

Thứ 2 - Thứ 7 từ 9h đến 17h

Hotline:

096.357.5522 - 096.365.3322