Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

CÁCH PHÂN BIỆT GIỮA ĐAU VIÊM DẠ DÀY VÀ ĐAU VIÊM ĐẠI TRÀNG

Trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng từng bị những cơn đau co thắt ở vùng bụng, Những cơn đau nhẹ trong vài giờ sẽ tự hết thì không có vấn đề lo ngại về sức khỏe, nhưng nếu những cơn đau đó tái diễn nhiều lần thì lại là vấn đề đáng quan tâm, và cũng ít ai biết được tại một vị trí khác nhau ở vùng bụng lại là biểu hiện của những bệnh khác nhau. Thực tế thì tình trạng nhầm lần giữa đau dạ dày và đau đại tràng nếu không được dựa trên kết quả nội soi thì rất dễ bị chuẩn đoán nhầm giữa hai bệnh. Ngoài ra có khoảng 60% bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày bị cả đau đại tràng và ngươc lại. Vậy khi nào cần phải đi nội soi để chuẩn đoán chính xác bệnh, thông thường dựa trên trên các dấu hiệu như: đau ngày càng nặng hơn, đau tái phát nhiều lần, đau kèm theo nôn, chóng mặt hoặc sốt cao...

Việc xác định nguyên nhân gây đau bụng rất phức tạp, xác định vị trí đau sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán bệnh và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác hơn.

Phân biệt giữa đau dạ dày và đau đại tràng

Trước hết, ta cần hiểu rằng dạ dày thuộc về đường tiêu hóa trên, còn đại tràng là thuộc về đường tiêu hóa dưới. Do đó mà các triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau.

Triệu chứng giống nhau:
  • Đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, trao nguoc da day, đi ngoài phân lỏng là những triệu chứng chúng của cả 2 bệnh, đau dạ dày cũng gặp và đau đại tràng cũng gặp. Tuy nhiên chỉ có bệnh dạ dày mới kèm theo triệu chứng ợ chua. trào ngược thực quản dạ dày. Do đó, nhiều người thường chỉ nghĩ là mình có bệnh dạ dày mà không nghĩ rằng có thể đại tràng cũng đang gặp vấn đề. Vì thế nhiều bệnh nhân không hiểu tại sao viêm loét dạ dày đỡ rồi, vi khuẩn Helicbacter- pylori diệt rồi mà thi thoảng vẫn còn tình trạng đi ngoài phân lỏng, rối loạn tiêu hóa.
  • Cũng không phải chỉ có những người bị đau đại tràng mới có tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, mà những bệnh nhân bị đau dạ dày ở một giai đoạn của bệnh cũng có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, hoặc táo bón nguyên nhân là do khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì chức năng tiêu hóa của dạ dày sẽ kém đi khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ có thể gây ra tình trạng táo bón, hoặc gặp những đồ ăn lạ lạnh bụng như bún, rau không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa. 

Triệu chứng khác nhau: 
  • - Đau dạ dày: đau vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức hay còn gọi là vùng thượng vị . Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn - uống thức ăn chua, cay, bia rượu… hay khi bị căng thẳng thần kinh. Sẽ có thêm hiện tượng ợ chua, ợ hơi hoặc ợ thức ăn lên nửa chừng, và kem theo dấu hiệu đau sau xương ức. Đau sẽ giảm khi uống thuốc kháng axit hay thuốc băng niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, có thể có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo nôn ói.
  • - Đau đại tràng: đau phần bụng dưới rốn, đau âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi cầu (đi tiêu, đại tiện). Sau khi đi cầu xong thì bớt đau nhưng sẽ nhanh chóng muốn đi cầu nữa, đặc biệt là sau khi ăn, uống café, sữa... Ngoài ra, có thể còn tiêu chảy có đàm nhớt hoặc táo bón. Hai triệu chứng này có thể xen kẽ nhau trong nhiều ngày. Đau bụng trong bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh.

Mỗi người bệnh có mỗi triệu chứng khác nhau. Để chính xác trong việc chuẩn đoán kết quả lời khuyên chúng tôi là bạn hay đi nội soi tại các bệnh viện để có kết quả chính xác nhất.

Nguyễn Ngọc Loan

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGAY

– Bác sĩ gọi điện lại và tư vấn tình trạng bệnh (hoàn toàn miễn phí)
– Bác sĩ lưu bệnh án, bốc thuốc và yêu cầu người bệnh uống theo đúng chỉ dẫn
– Bác sĩ sẽ đồng hành trong suốt quá trình điều trị bệnh, điều mà rất ít nơi có được sự quan tâm đến vậy.

Nhà thuốc Đông Y Phúc Minh Đường:

số 55 ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn , quận Cầu Giấy , Hà Nội

Thời gian mở cửa:

Thứ 2 - Thứ 7 từ 9h đến 17h

Hotline:

096.357.5522 - 096.365.3322