KHỎI LO BỆNH DẠ DÀY BẰNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Bạn đang mắc các bệnh dạ dày? Bạn đừng lo lắng vì đã có hơn 10.000 người không phải lo lắng về bệnh dạ dày chỉ sau 2 tháng dưới sự hỗ trợ điều trị của Dạ dày Tuệ Tĩnh. Giây phút này chính là cơ hội để bạn tìm hiểu và tạm biệt các cơn đau dạ dày hành hạ dai dẳng suốt từ năm này qua năm khác, đặc biệt hơn cả là ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn. Trước hết, Nhà thuốc cùng bạn tìm hiểu căn nguyên gốc rễ của căn bệnh nguy hiểm này nhé .

Tìm hiểu thêm Tư vấn miễn phí

TÌM HIỂU VỀ BỆNH DẠ DÀY

Dạ dày

(còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

Đọc thêm

Bệnh đau dạ dày

hay còn gọi là bệnh đau bao tử là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Tuy nhiên quá trình điều trị lại khá phức tạp do nhiều nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói

Đọc thêm

Dấu hiệu

Đau thượng vị
Ăn kém
Ợ chua , Ợ hơi
Buồn nôn và nôn
Chảy máu tiêu hóa

Đọc thêm

Nguyên nhân

Nếu chia nhỏ các yếu tố thì có không dưới 10 nguyên nhân có thể gây ra bệnh dạ dày. Tuy nhiên bao quát và gộp lại thì các nhà khoa học đã nhận định có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dạ dày là do việc ăn uống và lối sống bất hợp lý của mỗi người.

Đọc thêm

Một số cách chữa bệnh dạ dày

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

THUỐC CỐM BÌNH ĐAU DẠ DÀY CỦA HỌC VIỆN QUÂN Y CÓ TỐT KHÔNG ?

THUỐC CỐM BÌNH ĐAU DẠ DÀY CỦA HỌC VIỆN QUÂN Y CÓ TỐT KHÔNG ?

Giá thuốc cốm bình dạ dày của học viện quân y bao nhiêu? Thuốc cốm bình dạ dày chữa bệnh đau dạ dày có tốt không? Thuốc cốm bình vị dạ dày uống bao nhiêu thời gian thì khỏi bệnh.

Chào tất cả mọi người!

Tôi là năm nay 32 tuổi, bị mắc bệnh đau dạ dày hang vị gần 3 năm nay, nhưng vì bận công việc nên tôi chưa đi khám chữa bệnh. Tôi xin hỏi thuốc cốm bình dạ dày của học viện quân y giá bao nhiêu? 1 hộp có bao nhiêu viên? Uống thuốc cốm bình dạ dày như thế nào? Thuốc cốm bình dạ dày của học viện quân y chữa bệnh đau dạ dày có tốt không? Uống thuốc trong bao lâu thì khỏi được bệnh dạ dày? Minh Trang (minhminhtrang***@gmail.com)

Bài đọc thêm:
Thuốc cốm bình dạ dày - Học viện quân y 
Trả lời: 

Cốm bình dạ dày là sản phẩm được nghiên cứu bởi và sản xuất bởi trung tâm nghiên cứu ứng dụng Sản xuất thực phẩm chức năng Học viện quân y. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng thường gặp của bệnh đau dạ dày.

Thông tin cơ bản về thuốc cốm bình vị học viện quân y:

I. Thành phần thuốc cốm bình vị học viện quân y: 
  • Trong mỗi gói thuốc 4g có chứa các thành phần bao gồm: Mai mực, Nghệ, Hương phụ, Cam thảo, Hoài sơn, Chỉ xác, Mật ong. 

II. Tác dụng dược lý: 
  • Mai mực có tác dụng chỉ huyết, chống viêm, lên da non, làm lành vết thương dùng đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, dạ dày chảy máu, trung hoà acid dịch vị làm chóng lành vết thương, vết loét. 
  • Hoài sơn: có tác dụng khắc phục chứng tiêu chảy và giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng hơn 
  • Cam thảo có tác dụng hoãn cấp chỉ thống, dùng trị đau dạ dày, đau bụng, gân mạch co rút, ngoài ra còn giúp giảm viêm loét dạ dày, bao vết viêm loét niêm mạc dạ dày tá tràng. 
  • Nghệ có tác dụng tiêu thực tiêu đàm, giải độc giảm đau, lợi mật dùng trong các trường hợp bệnh tiêu hóa bất chấn, ăn uống kém, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua,viêm gan vàng da. 
  • Hương phụ có tác dụng hành khí giảm đau, kiện vị tiêu thực dùng cho các trường hợp ăn uống không tiêu, đau vùng thượng vị, ngực đầy trướng, ợ hơi. 
  • Chỉ xác có tác kiện vị tiêu thưc, chỉ tả dunhg khi bụng ngực đầy trướng, ợ hơi, buồn nôn 
  • Mật ong có tác dụng hoãn cấp giảm đau dùng với bệnh nhân đau dạ dày, đau bụng. 
III. Công dụng: 
  • Kiện tỳ, giúp giảm acid dịch vị, hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau dạ dày, ợ chua. 
IV. Đối tượng sử dụng: 
  • Thuốc được dùng cho các trường hợp người bị viêm loét dạ dày - tá tràng, thừa acid dịch vị, có biểu hiện đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi,... 
V. Liều dùng - Cách dùng: 
  • Uống 1 gói/lần x 3 - 4 lần/ngày pha vào nước đun sôi để nguội. Uống trước khi ăn hoặc lúc đau. 
Lưu ý: thuốc không dùng cho phụ nữ có thai

Mọi người có thể tham khảo kinh nghiệm chữa khỏi bệnh dạ dày trong bài viết "Hành trình chữa khỏi bệnh đau viêm dạ dày" của Trường. Đó là kinh nghiệm thực tế của Trường trong quá trình điều trị khỏi bệnh cũng như kiến thức Trường tìm hiểu được:

    VI KHUẨN Helicobacter Pylori (HP) DẠ DÀY CÓ LÂY KHÔNG ?

    VI KHUẨN Helicobacter Pylori (HP) DẠ DÀY CÓ LÂY KHÔNG ?

    Kính thưa các anh chị trong diễn đàn.

    Em năm nay 25 tuổi, em bị viêm dạ dày và nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Trong thời gian uống thuốc điều trị, em và bạn gái vẫn hôn nhau, và em được biết là vi khuẩn hp lây truyền qua miệng, như vậy em đã lây cho bạn gái rồi phải không ạ? và khi bị nhiễm hp như vậy bạn gái có bị viêm dạ dày giống em ko? ngược lại liệu em có bị lây nhiễm vi khuẩn hp từ bạn gái không ạ? em đang rất phân vân. Kính mong bác sĩ giải đáp giúp em,
    em chân thành cảm ơn!


    Em thân mến,

    Câu hỏi của em thật đơn giản nhưng để trả lời thỏa đáng và dễ hiểu là một vấn đề làm khó chúng tôi không ít. Thật vậy, nếu em tìm được một câu trả lời chính xác và thuyết phục, không chừng có khả năng nhận giải Nobel Y học đấy em nhé .

    Trước khi đi vào phần trả lời, chúng tôi muốn em biết một số sự kiện như sau :

    Thông tin về vi khuẩn Hp dạ dày

    • 1. Em e ngại về vấn đề nhiễm HP qua miệng. Trên thực tế, khoang miệng của con người không phải là nơi " sạch sẽ " như em nghĩ đâu nhé. Ở một người hoàn toàn khỏe mạnh, khoang miệng chứa khoảng vài trăm loại vi khuẩn khác nhau và mỗi ml nước bọt cũng có cả trăm triệu con vi khuẩn ... đang lúc nhúc.
    • 2.Helicobacter Pylori là một trong những chủng vi khuẩn gây nhiễm rộng rãi nhất ở con người. Ước tính chung trên thế giới có khoảng 50% dân số có nhiễm Helicobacter Pylori. Vì vậy, có thể nói là không có cách nào có thể phòng chống nó một cách tuyệt đối, khi mà Helicobacter hiện diện khắp nơi khắp chốn quanh ta, từ trong gia đình đến công sở , từ nhà vệ sinh đến bến xe bus .
    • 3.Tuy nhiên, điều may mắn là trong số 50% dân số toàn thế giới đó, có khoảng 85% hoàn toàn không có " xích mích" gì với con HP cả và họ chung sống hòa bình với nhau mãi cho đến lúc " răng long đầu bạc" , chẳng cần đến sự nhiệt tình của quý bác sĩ !!!
    • 4.Nếu tham khảo y văn hoặc hỏi các bác sĩ về cách thức mà HP lây bệnh, em sẽ thấy là hầu hết đều phát biểu khá thận trọng và kèm theo ..." Có thể, Có lẽ, v.v..". Nói cách khác, việc chứng minh cơ chế lây bệnh của HP, tại sao lây cho người này mà không lây cho người khác, Tại sao người này bệnh mà người khác không bệnh v.v... Chưa có lời giải đáp rõ ràng , em nhé .

    Vi khuẩn Hp dạ dày có lây hay không?

    Trở lại câu hỏi của em, phải thấy vấn đề như thế này : HP rõ ràng là một bệnh lây nhiễm nhưng việc có lây hay không và sau khi bị lây thì có phát bệnh hay không , thì đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Cũng chính vì thế, hiện nay chưa có một khuyến cáo nhất quán nào về việc phòng ngừa HP mà chỉ là những hướng dẫn chung chung như dùng dụng cụ ăn riêng, rửa tay thường xuyên, chú ý vệ sinh thức ăn v.v.. Tất cả những hướng dẫn này nhằm giảm rủi ro tiếp xúc với HP ( biết rằng việc loại trừ hoàn toàn là không thể thực hiện được.). Việc thực hiện những biện pháp trên chỉ có lợi mà hầu như không có hại nên được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, trong trường hợp mà bạn hỏi, cái " lợi " thật ra cũng chưa rõ ràng và thuyết phục lắm ( như các sự kiện ở trên cho thấy) nhưng cái hại thì khá rõ ràng ( hại như thế nào thì em tự hiểu vậy ). Trong trường hợp này, có lẽ không ai đề nghi cấm đoán cả. 

    Để rõ ràng hơn nữa, các nghi vấn của em được trả lời như sau :
    • a/ Trong thời gian uống thuốc điều trị, em và bạn gái vẫn hôn nhau, và em được biết là vi khuẩn hp lây truyền qua miệng, như vậy em đã lây cho bạn gái rồi phải không ạ? Không hẳn như vậy. Ban gái em có thể vẫn không bị nhiễm.Mặt khác, nếu đi khám cho thấy có bị nhiễm, cũng không có gì chắc chắn là nguồn lây từ em 
    • b/ Khi bị nhiễm hp như vậy bạn gái có bị viêm dạ dày giống em ko? Không hẳn như vậy. Khả năng lớn nhất là chẳng có chuyện gì xảy ra.
    • c/ Liệu em có bị lây nhiễm vi khuẩn hp từ bạn gái không ạ: Khả năng tái nhiễm lại từ người thân là có. Tuy nhiên, đối với HP thì rất hiếm khi ghi nhận. Trường hợp nhiễm qua nhiễm lại như thế thường hay xảy ra với các bệnh STD hơn.
    Xem chi tiết: Vi khuẩn Hp dạ dày có lây không?
    Tóm lại, em cứ an tâm điều trị .
    Chúc em mau khỏe,

    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY CÓ VI KHUẨN HP DƯƠNG TÍNH

    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY CÓ VI KHUẨN HP DƯƠNG TÍNH

    I. Giới thiệu về vi khuẩn Hp dương tính.:

    - Hecobacter pylori (HP) là một xoắn khuẩn Gram (-) có 3-5 chiên mao, sống trong lớp nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày, được Barry Marshall và Robin Warren phát hiện từ năm 1982, đã được chứng minh là tác nhân vi khuẩn gây viêm dạ dày tá tràng, đồng thời có liên quan đến ung thư dạ dày tá tràng.

    Bài liên quan:
    Vi khuẩn Hp trong dạ dày

    - Có đến : + 50% dân số thế giới mang HP.
    + 80% người mang vi khuẩn HP không biểu hiện bệnh lý.

    II. Chỉ định tìm và điều trị vi khuẩn HP: Theo AP consensus on H. pylori - 2009

    1) Chỉ định chính:
    • Loét dạ dày - tá tràng.
    • Viêm teo dạ dày.
    • Sau phẫu thuật cắt ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.
    • U MALT.
    • Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày.
    2) Chỉ định tương đối:
    • GERD (cần dùng PPI dài hạn).
    • Khó tiêu không do loét.
    • Tiền sử viêm loét dạ dày và hiện đang dùng NSAID dài hạn.
    • Bệnh nhân yêu cầu.
    3) Các chỉ định mở rộng:
    • Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân.
    • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
    • Cộng đồng dân cư có tần suất ung thư dạ dày cao.
    • Bệnh nhân dùng NSAID, aspirin liều thấp kéo dài.

    III. Vấn đề kháng thuốc và thất bại trong điều trị HP:

    1) Tỷ lệ HP kháng thuốc:

    - Tỷ lệ loét dạ dày tái phát ở phương Tây khoảng 12%, ở Việt Nam khoảng 20%. Trong đó:
    • + 6% loét dạ dày tái phát khi HP không tái nhiễm.
    • + 24% loét dạ dày tái phát khi HP tái nhiễm.
    - Theo một số tác giả nghiên cứu tỷ lệ kháng thuốc tại VN năm 2003 là:
    • + Amoxcillin 18,1%.
    • + Clarithromycin 21,6%.
    • + Metronidazole 54,3%.
    • + Tetracycline 9,2%. 

    2) Nguyên nhân thất bại trong tiệt trừ HP:

    a) Liên quan đến sự tuân thủ của bệnh nhân:
    • - Ý thức tuân thủ kém, tự ngưng thuốc khi triệu chứng giảm.
    • - Phác đồ điều trị nhiều loại thuốc làm cho bệnh nhân ngán uống thuốc mà bỏ giữa chừng.
    • - Thuốc có nhiều tác dụng phụ làm bệnh nhân dễ bỏ thuốc.
    • - Cách thức sử dụng thuốc phức tạp, dễ quên.
    • - Chi phí điều trị cao.
    • - Không được bác sỹ hướng dẫn chu đáo, động viên, nhắc nhở.
    b) Liên quan đến vấn đề sử dụng kháng sinh:

    - Chỉ có một số kháng sinh hiệu quả với HP như: Amoxcillin, Clarithromycin, Metronidazole,.. Tuy nhiên các kháng sinh này lại thường được dùng để điều trị các nhiễm trùng thông thường nên dễ bị kháng thuốc.

    - Sử dụng kháng sinh không đúng cách:
    • + Đơn trị liệu.
    • + Chất lượng thuốc không bảo đảm.
    • + Không sử dụng đúng hàm lượng, liều lượng thuốc.
    • + Lạm dụng kháng sinh, đề kháng chéo.
    c) Ức chế toan không tốt:
    • - Sử dụng PPI không đúng cách.
    • - Ảnh hưởng trên tác dụng của kháng sinh.
    • - Ảnh hưởng do tính đa dạng gen của CYP2C19 ở gan.

    3) Các giải pháp khắc phục sự thất bại trong tiệt trừ HP:

    a) Chỉ định đúng, chọn lựa phác đồ KS hiệu quả trong lần điều trị đầu tiên. Hạn chế tái phát và điều trị nhiều lần (điều trị lần 2 sẽ khó khăn hơn vì tăng tác dụng phụ và chi phí).
    b) Chọn phác đồ kháng sinh thật sự hiệu quả theo các nguyên tắc sau:
    • - Kết hợp ít nhất 2 kháng sinh.
    • - Uống thuốc đủ liều và đủ thời gian.
    • - Chọn kháng sinh ít bị kháng thuốc nhất trong thời điểm hiện tại.
    • - Chất lượng thuốc được đảm bảo.
    c) Ức chế toan tốt:
      - PPI x 2 lần trong ngày, trước mỗi bữa ăn 30 phút.

      d) Chọn phác đồ dễ tuân thủ, tiện sử dụng, ít tác dụng phụ.
      e) Cải thiện sự tuân thủ:
      • - Giải thích cho bệnh nhân về cách uống thuốc và tác dụng phụ (nếu có) để bệnh nhân yên tâm.
      • - Động viên, dặn dò chu đáo.
      f) Các biện pháp điều trị hỗ trợ:
      • - Probiotics: cải thiện tác dụng phụ gây tiêu chảy do kháng sinh, gia tăng sự tuân thủ điều trị.
      • - N-acetyl cysteine: cải thiện sự xâm nhập của kháng sinh qua lớp nhầy ở dạ dày, gia tăng hiệu quả điều trị.
      • - Không hút thuốc lá.

      IV. Phác đồ chữa điều trị HP dương tính:

      1) Phác đồ điều trị chuẩn ban đầu: Theo khuyến cáo của Hội Nghị Đồng Thuận Maastricht:
      - Thời gian 10-14 ngày. Gồm:
      • + PPI liều chuẩn (2 lần/ ngày).
      • + Clarithromycin.
      • + Amoxcillin hoặc Metronidazole.
      - Clarithromycin vẫn được khuyến cáo sử dụng trong phác đồ điều trị đầu tiên trừ khi có bằng chứng đã kháng thuốc.
      - Theo một số công trình nghiên cứu thì hiệu quả diệt HP của phác đồ chuẩn tại Việt nam đã giảm từ 91,7% vào năm 2003 còn 62,5% vào năm 2010, đồng nghĩa với 10 bênh nhân dùng phác đồ chuẩn thì chỉ có hơn 6 người được điều trị có hiệu quả.

      2) Phác đồ khi điều trị thất bại: Theo Maastrich IV Guidelines 2010 (vùng có tỉ lệ kháng Clarithromycine cao).
      a) Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: (First choice) Dùng trong 14 ngày:
      • - PPI liều chuẩn.
      • - Tetracycline.
      • - Metronidazole/Tinidazole.
      • - Bismuth.
      b) Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: (First choice)
      - Còn gọi là phác đồ đồng thời, dùng trong 10-14 ngày. Gồm:
      • + PPI liều chuẩn.
      • + Amoxcillin.
      • + Clarithromycin.
      • + Metronidazole.
      - Phác đồ này có hiệu quả nhưng dễ có nguy cơ kháng thuốc kép với những vùng đã kháng Clarithromycin và dễ có tác dụng phụ do kháng sinh.

      c) Phác đồ 4 thuốc nối tiếp:
      • - 5 ngày đầu: PPI và Amoxcillin.
      • - 5 ngày sau: PPI và Clarithromycin và Metronidazole.
      • - Phác đồ này cải thiện tình trạng kháng Clarithromycin do cơ chế bơm đẩy thuốc nhưng kém hiệu quả khi có đột biến kháng Clarithromycin và khó hướng dẫn cho bệnh nhân.
      LIỀU LƯỢNG KHÁNG SINH:
      • Thuốc Người lớn Trẻ em 
      • Amoxcillin 1000mg x 2 lần/ngày 50mg/kg/ngày
      • Clarithromycin 500mg x 2 lần/ ngày 15mg/kg/ ngày
      • Metronidazole 500mg x 2 lần / ngày 15 mg/kg/ ngày
      • Tetracycline 500 mg x 4 lần / ngày chống chỉ định
      • Bismuth 120mg x 4 lần /ngày 8mg/kg/ ngày
      • Subcitrate chia làm 4 lần
      d) Phác đồ “cứu vãn”: (Second choice) dùng trong 14 ngày.
      • - PPI liều chuẩn.
      • - Amoxcillin.
      • - Levofloxacin 500mg x 2 lần/ ngày.
      • Hoặc Rifabutin 150 mg X 2 lần /ngày
      • Hoặc Furazolidone.
      e) Dựa theo kháng sinh đồ: (Third choice)
      • - Khi thất bại liên tiếp 2-3 phác đồ: điều trị theo từng cá thể dựa vào kết quả cấy và kháng sinh đồ hoặc test đánh giá độ nhạy với kháng sinh, phân tích tính đa dạng gen của CYP2C19.
      * MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ:
      • - Để đảm bảo kết quả xét nghiệm tìm HP qua nội soi tốt nhất phải ngưng kháng sinh ít nhất 4 tuần, PPI ít nhất 2 tuần.
      • - Ngưng kháng sinh ít nhất 8 tuần khi tìm HP trong phân.
      • - Huyết thanh chẩn đoán HP : có thời gian tồn tại trong máu kéo dài 18 tháng nên chỉ dùng để chẩn đoán ban đầu, không dùng để theo dõi điều trị.
      • - Đối với bệnh nhân có viêm gan khi dùng PPI phải kiểm soát chức năng gan, Clarithromycin làm ảnh hưởng nhẹ đến gan.
      • - Omeprazol có thể tăng liều đến 80mg/ngày.

      GIÁ THUỐC CHỮA ĐAU DẠ DÀY NAM DƯỢC CÓ TỐT KHÔNG ?

      GIÁ THUỐC CHỮA ĐAU DẠ DÀY NAM DƯỢC CÓ TỐT KHÔNG ?

      Trong thời gian qua có rất nhiều độc giả có gửi thư hỏi về thông tin thuốc chữa bệnh đau dạ dày của Nam dược như thuốc có tốt không ? Uống thuốc đau dạ dày Nam Dược bao nhiêu thời gian thì khỏi, thuốc có giá bao nhiêu, bán ở đâu ? Để độc giả có thêm thông tin về bệnh Tôi xin chia sẻ thông tin thuốc chữa đau dạ dày Nam dược để quý vị hiểu thêm về thuốc:

      Thuốc chữa đau dạ dày Nam Dược

      Thông tin chung về thuốc dạ dày Nam Dược:

      Công dụng:
      • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính.
      • Giúp giảm nhanh các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị;
      • Giá: 60,000 VNĐ/1 Hộp 6 gói cốm x 8g
      Đối tượng sử dụng:
      • Người đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, có hội chứng kích thích dạ dày (sau uống bia rượu, ăn đồ chua, dùng thuốc, căng thẳng).
      • Người có các biểu hiện bệnh lý đường tiêu hoá: Đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu.
      Cách dùng: 
      • Pha mỗi gói với 40 – 50ml nước ấm.
      • Ngày uống 2 -3 lần, mỗi lần 1 gói trước bữa ăn 1-2 giờ hoặc uống khi đau. Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Đợt dùng tối thiểu 2 tuần.
      Hạn dùng: 36 Tháng kể từ ngày sản xuất
      Bảo quản: Trong bao gói kín, để nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng
      Tiêu chuẩn sản phẩm: Tiêu chuẩn cơ sở
      Quy cách đóng gói: Hộp 6 gói cốm x 8g
      Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng:

      Để giảm thời gian điều trị, người bệnh cần:
      • Tránh lo âu, căng thẳng, làm việc nặng, thức khuya.
      • Không ăn thức ăn bảo quản lạnh quá lâu, thức ăn ôi thiu, chua, cay nóng, giàu béo, giàu đạm. Hạn chế bia rượu và ăn nhậu quá mức. 
      Chú ý:
      • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
      • Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
      • Để xa tầm tay trẻ em.
      • Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

      Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

      TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN DẠ DÀY

      TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN DẠ DÀY

      I. Triệu chứng.
      • Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày -thực quản chủ yếu dựa vào triệu chứng chức năng . Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng điển hình là ợ nóng . Tuy nhiên , nhiều bệnh nhân hiểu không rõ triệu chứng này . Vì thế cần phải mô tả triệu chứng này như là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay phần ngực thấp lan lên cổ. Hỏi như thế giúp ta tìm được nhiều bệnh nhân trào ngược hơn là chỉ hỏi về ợ nóng.
      • Chú ý sự trùng lắp triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thự quản và loét dạ dày - tá tràng , rối loạn tiêu hóa không do loét và hội chứng ruột kích thích. Khoảng 2/3 bệnh nhân cũng có triệu chứng ăn không tiêu (đau hoặc khó chịu vùng thượng vị) và khoảng 40 % bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích cũng có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
      • Độ nặng của triệu chứng không phải là dấu hiệu tin cậy để nói lên độ nặng của viêm thực quản. Tuy nhiên, triệu chứng khó nuốt, nuốt đau, khó thở về đêm, ói máu hay sụt cân là cảng báo cho ta nghĩ đến khả năng bệnh nặng, có biến chứng hay bệnh lý khác .

      Điều trị thử
      • Chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh có thể được bổ sung bằng điều trị thử với thuốc ức chế bơm proton liều gấp đôi trong 2 tuần. Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương với theo dõi pH thực quản và hơn cả nội soithực quản.
      Các phương pháp thăm dò
      • Không phải tất cả bệnh nhân nghi ngờ có triệu chứng trào ngược đều phải được cho làm các phương pháp thăm dò . Bệnh nhân nào có triệu chứng nhẹ, điển hình của trào ngược và không có nhóm triệu chứng cảnh báo thì nên điều trị thử trước mà không cần làm phương pháp thăm dò nào khác .
      • Trào ngược dạ dày ở thực quản hầu như là chứng bệnh người châu Á hay mắc phải đặc biệt là ở Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh trào ngược dạy dày cao hơn mà họ không biết. Sau đây là những dấu hiện bạn đang bị trào ngược dạ dày mà không biết.
      II. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh

      Buồn nôn: 
      • Theo TS. Coyle cùng với một số bệnh nhân, triệu chứng duy nhất của trào ngược axit dạ dày là buồn nôn. Nếu bạn bị hiện tượng này bạn có thể uống các loại thuốc làm giảm axit dạ dày sẽ làm không còn cảm giác buồn nôn.
      Đau ngực: 
      • Đau lồng ngực được xếp là một trong những hiện tượng cơ bản nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Nhưng có khi cơn đau bạn kéo ra nhiều hơn khiến một số bạn nhầm đó là hiện tượng đau tim.
      Ho hen, đau họng: 
      • Theo TS. Pfanner, acid trong dạ dày nhiều trào lên thực quản sẽ làm sưng tấy dây thanh quản của bạn. Nếu bạn đang bị hiện tượng như ho hen, đau họng thì bạn đừng chủ quan. Nhất là khi ăn xong bạn có một số triệu trứng như hắt hơi, sổ mũi.
      Nước bọt nhiều: 
      • Theo TS. Coyle, nước bọt của bạn quá nhiều cũng là một triệu chứng cần được quan tâm, hiện tượng này là một dạng khác của chứng ợ nóng.
      Đắng miệng: 
      • Nếu axit dạy dày trào ngược lên cuống họng làm cho bạn có cảm giác đắng miệng đôi khi có thể gây ngạt cho bạn. Bạn chỉ cần uống một số loại thuốc ức chế enzym dạ dày hiện tượng này sẽ hết.
      Ợ nóng sau khi ăn có cảm giác đau: 
      • Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn khiến cho dạ dày bạn không chứa được, từ đó gây ra hiện tượng ợ nóng khiến dịch vị và thức ăn bị trào ngược lên. TS Coyle khuyên bạn đừng ăn những đồ ăn giàu chất béo hạn chế uống rượu bia thuốc lá, khi ăn xong bạn nên đi lại tránh ngồi một chỗ đặc biệt ngồi ngả người về phía sau.
      Nằm nghỉ ợ nóng nhiều hơn: 
      • Khi chúng ta nằm hoặc cúi người khiến axit trào ngược lên nhiều hơn. Chuyên gia dạ dày ở Mỹ TS. Walter J. Coyle, cho biết khi đứng thẳng thức ăn trong dạ dày được giữ vững nhờ vào trọng lực. Vậy nên khi bạn nằm thì hiện tượng trào ngược dạ dày dễ xảy ra hơn. Cho nên nếu bạn bị ợ nóng mãn tính nên kê đầu cao khi ngủ và hạn chế ăn nhiều vào đêm.
      III. Phương pháp thăm dò

      Các phương pháp thăm dò nên được thực hiện khi:
      • Chẩn đoán không rõ do triệu chứng không đặc hiệu và không điển hình cho trào ngược hay lẫn với các triệu chứng bệnh dạ dày- tá tràng khác như đau thượng vị kèm theo.
      • Triệu chứng kéo dài hay không giảm sau điều trị.
      • Triệu chứng gợi ý viêm thực quản nặng hoặc có biến chứng (ói máu , nuốt khó kéo dài).
      Chưa loại trừ các bệnh lý khác:
      • Viêm thực quản nhiễm trùng hay do thuốc.
      • Bệnh ác tính thực quản.
      • Bệnh dạ dày - tá tràng.
      • Nhồi máu hay thiếu máu cơ tim.
      • Chọn lựa phương pháp thăm dò
      Nội soi thực quản -dạ dày - tá tràng là chọn lựa đầu tiên vì:
      • Là test nhạy nhất để chẩn đoán viêm thực quản trào ngược.
      • Cung cấp chẩn đoán chính xác nhất đối với các sang thương niêm mạc khác như viêm thực quản nhiễm trùng , loét dạ dày - tá tràng, các bệnh lý ác tính hay các bệnh khác của đường tiêu hóa mà khó phân biệt với trào ngược nếu chỉ dựa vào bệnh sử.
      • Là cách hữu hiệu nhất để phân độ viêm thực quản, điều này quan trọng trong việc chọn lựa cách điều trị cho bệnh lý này.
      • Là phương pháp nhạy nhất để chẩn đoán bệnh thực quản Barrett.
      • Hữu ích cho việc phát hiện và điều trị hẹp thực quản do loét.
      Tuy nhiên, nội soi cũng có hạn chế do hơn một nữa bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản có kết quả nội soi âm tính. Ở các bệnh nhân này, không cần sinh thiết thường quy do chỉ có < 25 % mẩu sinh thiết phát hiện viêm thực quản và trong khi chi phí cho việc này sẽ tăng mà không ảnh hưởng đến việc điều trị nhằm kiểm soát triệu chứng.

      Ở bệnh nhân có triệu chứng báo động, nội soi nên được thực hiện ngay trước khi điều trị thử. Nội soi cũng được chỉ định cho bệnh nhân có triệu chứng không điển hình hay khi không đáp ứng với điều trị ban đầu. Cần nội soi lại trong vòng 6 tháng trước khi đặt kế hoạch phẫu thuật để loại trừ các bệnh lý mới hay ngoài dự đoán.

      Vai trò của nội soi đối với các trường hợp trào ngược đã được điều trị nội lâu ngày thì kém thuyết phục . Việc lành các sang thương tương đương với việc kiểm soát được triệu chứng ;vì thế đánh giá nội soi chỉ cần nếu bệnh vẫn tái phát dù đã điều trị tốt, nhất là để cân nhắc điều trị lâu dài hay loại trừ các biến chứng tiềm tàng của viêm thực quản nặng.

      Các chỉ định và ứng dụng nội soi:
      • Có triệu chứng báo động (nuốt khó, nuốt đau, sụt cân, chảy máu, khối u ổ bụng , thiếu máu).
      • Khó chẩn đoán (triệu chứng lẫn lộn , không đặc hiệu , không điển hình) .
      • Triệu chứng không đáp ứng với điều trị ban đầu.
      • Đánh giá trước mổ.
      • Tăng cường sự tin tưởng khi lời nói không đủ sức thuyết phục .
      • Có triệu chứng kéo dài , thường xuyên và gây khó chịu.
      • Để theo dõi việc điều trị bằng thuốc .
      • Hệ thống phân loại viêm thực quản qua nội soi theo LOS ANGELES:
      Chụp thực quản - dạ dày cản quang:
      • Là chẩn đoán không phù hợp vì không nhạy và không đặc hiệu với bệnh trào ngược. Tuy vậy , nó hữu ích để đánh giá và lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân nuốt khó kéo dài nghi ngờ có hẹp hoặc khảo sát có thoát vị hay không.
      Theo dõi pH thực quản trong 24 giờ:
      • Để khảo sát các triệu chứng có liên quan đến việc xảy ra hiện tượng trào ngược hay không , rất hữu ích cho các trường hợp chẩn đoán không rõ sau khi điều trị thử và nội soi.
      Điều trị
      • Trào ngược dạ dày -thực quản là một rối loạn mãn tính. Việc quan trọng là giáo dục bệnh nhân để sửa đổi lối sống của họ và thói quen mà có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày -thực quản và khuyến khích họ chọn thói quen mới để mang lại kết quả có lợi lâu dài
      Mục tiêu
      • Giảm triệu chứng và khôi phục chất lượng cuộc sống.
      • Lành viêm thực quản nếu có, ngăn ngừa tái phát.
      • Giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.
      • Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)
      Những thay đổi lối sống cũng có giá trị ở bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và xảy ra không thường xuyên, chỉ cần thay đổi lối sống và dùng thuốc kháng acid hay thuốc kháng thụ thể H2 cũng có thể đủ.

      Ở bệnh nhân bị bệnh mức độ vừa, việc thay đổi lối sống chỉ góp phần thêm cho việc điều trị thuốc bởi vì có đủ bằng chứng cho thấy chúng có hiệu quả khá thấp để cải thiện triệu chứng cũng như không hiệu quả cho việc lành viêm thực quản.

      Một số biện pháp giúp tăng cường sự tống xuất các chất acid khỏi thực quản hay làm giảm tần xuất các đợt trào ngược bao gồm :

      Thay đổi chế độ ăn uống:
      • Bệnh nhân thường xác định cho chính mình những thức ăn đặc biệt nào gây triệu chứng trào ngược và tự họ sẽ tránh. Tuy nhiên , những lời khuyên quá khắt khe không cần thiết về chế độ ăn uống thường dẫn đến sự không hợp tác của bệnh nhân.
      • Thức ăn thường gây trào ngược bao gồm thức ăn có nhiều mỡ và gia vị. Một số thức uống có thể làm tăng thêm triệu chứng bao gồm cola, cà phê đậm, nước cà chua và nước cam.
      Những thay đổi khác cũng hữu ích bao gồm:
      • Tránh bữa ăn trễ và ăn nhiều.
      • Tránh nằm ngữa ngay sau bữa ăn.
      • Tránh mặc đồ quá chật ngay sau bữa ăn.
      Nâng cao đầu giường:
      • Có thể tốt cho bệnh nhân có triệu chứng xảy ra về đêm hay triệu chứng thanh quản, nhưng không phải bao giờ cũng có hiệu quảvà cũng có thể gây khó chịu một cách không cần thiết. Nằm gối cao được ưa chuộng hơn vì không ảnh hưởng đến người chung giường .
      Rượu:
      • Uống rượu quá mức có thể làm tăng triệu chứng cho nên không được uống quá nhiều . Thức uống có độ pH thấp như rượu vang đỏ có thể làm tăng triệu chứng. Uống rượu vừa phải được chấp nhận trong hầu hết trường hợp.
      Thuốc:

      Nhiều thuốc có thể làm tăng triệu chứng trào ngược bao gồm:
      • Progresterone hoặc thuốc ngừa thai có progresterone.
      • Anticholinergic.
      • Thuốc ngủ, gốc thuốc phiện.
      • Thuốc an thần.
      • Theophyllin.
      • Beta adrenergic agonists.
      • Thuốc ức chế can xi.
      • Nitrate.
      • Aspirin và kháng viêm không steroid có thể làm viêm thực quản nặng hơn.
      Béo phì:
      • Là yếu tố nguy cơ cho trào ngược cho dù việc giảm cân cải thiện triệu chứng tùy theo từng người. Tuy nhiên , do lợi ích của việc giảm cân chúng ta nên khuyên bệnh nhân béo phì giảm cân.
      Hút thuốc:
      • Làm tăng sự trào ngược và tăng nguy cơ bị ung thư thực quản và các ung thư khác . Ngưng hút thuốc lá là một phần của chăm sóc sức khỏe toàn diện.
      Điều trị thuốc
      Việc tự dùng thuốc của bệnh nhân:
      • Bệnh nhân thường tự uống các thuốc kháng acid , phối hợp antacid /anginate và kháng thụ thể H 2. Điều này giúp cho các trường hợp nhẹ và triệu chứng xảy ra không thường xuyên. Những bệnh nhân uống thuốc thường xuyên nên được bác sĩ tư vấn để việc điều trị hiệu quả hơn. Sử dụng thuốc kháng acid không hiệu quả ở bệnh nhân có triệu chứng mức độ vừa và không làm lành viêm thực quản.
      • Điều trị thuốc cho bệnh nhân lần đầu:
      • Mục đích: có 4 mục đích với mức độ quan trọng theo thứ tự:
      • Xác định chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày - thực quản qua đáp ứng với điều trị bởi vì phần lớn bệnh nhân , dù có nội soi hay không , sẽ được chẩn đoán qua hỏi bệnh.
      • Làm giảm triệu chứng trào ngược bởi vì triệu chứng sẽ gây thương tật.
      • Trấn an bệnh nhân do một số người sợ ung thư.
      • Điều trị lành viêm thực quản nếu có vì viêm thực quản có thể gây hẹp , chảy máu , và bệnh thực quản Barrett. Việc điều trị lành có thể kéo dài.
      Chọn lựa thuốc điều trị đầu tiên:
      • Ở phần lớn bệnh nhân trào ngược , việc điều trị có khuynh hướng điều trị mức độ cao ngay từ đầu vì nó cải thiện bệnh tốt hơn, đáp ứng nhanh và chi phí thấp hơn.
      • Ức chế bơm proton là thuốc điều trị đầu tay
      • Điều trị thuốc ức chế bơm proton trong 4 tuần.
      • Không nên điều trị như trên cho bệnh nhân có triệu chứng không đủ nặng như định nghĩa của bệnh.
      Điều trị duy trì:
      • Mục đích: có 3 mục đích với mức độ quan trọng xép theo thứ tự thường được áp dụng cho giai đoạn mãn tính của bệnh .
      • Kiểm soát triệu chứng hiệu quả bởi vì triệu chứng là quan trong nhất đối với bệnh nhân và đối với mục tiêu điều trị lâu dài.
      • Kiểm soát nguy cơ vì ở số ít bệnh nhân , bệnh lý này có thể gay ra biến chứng và các phương pháp điều trị cũng có nguy cơ riêng của nó.
      • Giảm tối thiểu chi phí cho việc điều trị lâu dài bởi vì việc điều trị quá mức có thể tăng chi phí không cần thiết.
      Cách tiếp cận với điều trị lâu dài:
      • Mỗi bệnh nhân sẽ đáp ứng với điều trị lâu dài khác nhau. Cần phải xác định chế độ điều trị dựa trên kiểm soát triệu chứng chớ không phải làm lại nội soi.
      Thử ngưng thuốc:
      • Một số ít bệnh nhân không thấy triệu chứng tái phát sau khi ngưng điều trị. Điều đó có nghĩa là thử ngưng thuốc là đúng.
      • Bệnh nhân có viêm thực quản nặng (độ C và D theo phân dộ Los Angeles ) không nên thử ngưng thuốc vì triệu chứng sẽ tái phát và nên uống thuốc ức chế bơm proton duy trì mỗi ngày.
      • Điều trị lại các trường hợp tái phát và điều trị giảm dần theo triệu chứng:
      • Phần lớn bệnh nhân sẽ bị tái phát, lúc đó nên lập lại điều trị như trước đây đã sử dụng thành công.
      • Khi bệnh nhân đáp ứng thuốc, việc điều trị cách khoảng theo triệu chứng nên được thử với thuốc kháng thụ thể H2 hay ức chế bơm proton.
      • Bệnh nhân nên dùng liều chuẩn 1 lần duy nhất trong ngày trong những ngày có triệu chứng .
      • Dùng thuốc kháng acid cũng có lợi ích tương tự.
      Dùng thuốc ức chế tiết acid mỗi ngày liên tục:
      • Điều trị theo triệu chứng sẽ được thực hiện mỗi ngày nếu như việc điều trị cácg khoảng tỏ ra không hiệu quả.
      • Vì thuốc ức chế bơm proton tốt hơn thuốc ức chế thụ thể H2 nên nó được dùng khi thuốc ức chế thụ thể H2 thất bại.
      • Việc tăng liều thuốc ức chế H2 không hiệu quả rõ ràng .
      • Các thuốc điều hòa nhu động, thuốc làm tăng áp suất cơ vòng thực quản dưới và làm sạch thực quản:
      • Thường kém hiệu quả hơn thuốc ức chế bơm proton.
      • Vai trò của nội soi trong điều trị lâu dài:
      • Những bệnh nhân cần điều trị thuốc ức chế bơm proton hàng ngày cũng cần nội soi để kiểm soát nguy cơ của bệnh trong khi điều trị liên tục.
      Các trường hợp đặc biệt:
      Khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc ức chế bơm proton hàng ngày với liều chuẩn có thể do:
      • Tác dụng không đủ của thuốc ức chế bơm proton trên pH dạ dày.
      • Chẩn đoán lầm hay có biến chứng nặng của viêm thực quản.
      • Tăng liều điều trị gấp đôi có thể có hiệu quả, nhưng bệnh nhân cần tư vấn ở bác sĩ chuyên khoa.
      Phẫu thuật
      • Phẫu thuật trào ngược bao gồm một số kiểu khâu xếp nếp kèm hay không kèm việc sửa chữa thoát vị khe. Phẫu thuật có thể thực hiện theo kỹ thuật mổ hở hay qua nội soi.
      Chỉ định:
      • Không đáp ứng với điều trị nội khoa dù đã uống đủ liều.
      • Thuốc có tác dụng phụ hoặc bệnh nhân không hợp tác.
      • Mong muốn khỏi phải uống thuốc dài hạn.
      Nguy cơ và lợi ích:
      • Kỹ thuật khâu phình vị qua mổ nội soi đã được ứng dụng , có ưu điểm là giảm đau hậu phẫu, thời gian nằm viện ngắn và trở lại làm việc nhanh hơn mổ hở. Tỉ lệ tử vong là 0,2% và tỉ lệ thương tật thấp hơn mổ hở. Kết quả mổ phụ thuộc vào tay nghề của phẫu thuật viên , kể cả việc kiểm soát triệu chứng và tỉ lệ di chứng sau mổ.
      • Các di chứng có thể có sau mổ như ăn không tiêu tăng lên , nuốt khó với thức ăn đặc như thịt và bánh mì và ăn mau no.
      • Thông thường, 88 - 93% bệnh nhân đáp ứng với phẫu thuật trong một thời gian dài (10 năm) và họ thấy triệu chứng giảm hẳn, tinh thần khỏe hơn nhất là ai đã từng điều trị nội lâu dài mà không khỏi bệnh. Tuy nhiên một số bệnh nhân vẫn cần uống thuốc kháng tiết acid theo từng giai đoạn.
      Thực hiện:
      • Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cần được xác định chẩn đoán viêm thực quản bằng nội soi vào thời điểm nào đó trong suốt quá trình bệnh hay bằng cách theo dõi độ pH trong 24 giờ. Chụp thực quản cản quang không nhạy trong chẩn đoán trào ngược. Đo áp lực thực quản hay nhu động thực quản được chỉ định để loại trừ các rối loạn cơ vòng nguyên phát khi có nghi ngờ và cũng để loại trừ tình trạng không có nhu động thực quản. Việc nội soi nên thực hiện trong vòng 6 tháng trước khi có kế hoạch phẫu thuật để loại trừ các bệnh khác.
      Thực quản Barrett:
      • Hệ quả của trào ngược dạ dày - thực quản là sự chuyển đổi từ biểu mô lát tầng của thực quản đoạn cuối sang biểu mô trụ có chuyển sản ruột kèm theo , xảy ra ở 10% bệnh nhân có bệnh trào ngược dạ dày - thực quản phát hiện được qua nội soi.Nếu chỉ có tế bào của biểu mô dạ dày hay hiếm hơn là của tụy thì không có nguy cơ ung thư cao. Tuy nhiên nếu có chuyển sản ruột thì nguy cơ ung thư thực quản cao. Phần lớn bệnh nhân bị thực quản Barrett thường không được chẩn đoán và không nhận thức được tình trạng bệnh. Một khi thực quản Barrett đã phát triển thì không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc kiểm soát acid bằng thuốc hay phẫu thuật sẽ ngăn chặn được hiện tượng loạn sản . Đây có thể là tổn thương tiền ung thư.
      • Chẩn đoán khởi đầu: Không có bằng chứng thuyết phục cho thấy nội soi tầm soát niêm mạc Barrett đem lại lợi ích thực tế . Nếu bệnh nhân được nội soi vì trên lâm sàng có triệu chứng trào ngược và tình cờ phát hiện bệnh thực quản Barrett, việc sinh thiết nhiều chổ nên được thực hiện ở 4 góc khoảng 2 cm cách sang thương Barrett để loại trừ loạn sản hay ung thư kèm theo . Khả năng phát hiện ác tínhcủa thực quản Barrett ở lần chẩn đoán đầu là cao nhất . Nếu niêm mạc Barrett có kèm viêm thực quản , loạn sản hay tế bào không điển hình của lớp biểu mô có thể bị chẩn đoán lầm. Trong trường hợp này , nội soi cần được lập lại 3 tháng sau điều trị . Không có chỉ điểm nào về huyết thanh hay nội soi cho biết có loạn sản , chẩn đoán xác định cần dựa trên mô học.
      • Theo dõi sau chẩn đoán: Ở bệnh nhân có loạn sản nặng hay ung thư giai đoạn sớm để can thiệp thích hợp làm tăng thời gian sống còn cho bệnh nhân . Nội soi được thực hiện 2 năm 1 lần kèm theo sinh thiết 4 góc của thực quản cách nhau 2 cm dọc theo chiều dài của niêm mạc Barrett. Tuy nhiên vì tần xuất chuyển thành ung thư mỗi năm chỉ # 0,5% nên chỉ cần theo dõi qua nội soi mỗi 4 năm .Hiện chưa xác định được việc sàng lọc bệnh có thể giảm tử vong cho nên việc sàng lọc chỉ nên cân nhắc cho những bệnh nhân đủ khỏe cho cuộc mổ cắt thực quản nếu cần. Sàng lọc cho bệnh nhân có sang thương Barrett ngắn hơn 3 cm còn đang bàn cải vì nguy cơ ung thư thấp.
      Điều trị loạn sản:
      • Nếu loạn sản mức độ thấp, làm lại nội soi và sinh thiết trong vòng 6 tháng sau khi bệnh nhân được điều trị thuốc ức chế bơm proton đủ liều để đánh giá xem có bỏ sót laọn sản mức độ cao không. Nếu vẫn là loạn sản mức độ thấp , đánh giá lại sau 6 tháng và sau đó mỗi năm. Nếu loạn sản mức độ cao mà còn nghi ngờ nên cần làm lại sinh thiết . Khoảng 1/3 trường hợp lọan sản mức độ cao có ung thư tiềm ẩn. Khoảng 15-60% người loạn sản cao sẽ chuyển sang ungthư trong vòng 1 - 4 năm. Loạn sản 1 chổ có nguy cơ chuyển ungthư thấp hơn loạn sản nhiều chổ.
      • Nếu loạn sản mức độ cao được xác định và không có ung thư, cắt thực quản có thể là một lựa chọn. Ngoài ra có thể theo dõi tích cực mỗi 3 tháng cho đến khi ung thư trong niêm mạc được phát hiện thì sẽ mổ cắt thực quản. Tuy nhiên , bệnh nhân loạn sản cao thường là người già với nhiều bệnh lý khác kèm theo, nếu bệnh nhân từ chối hoặc không thích hợp phẫu thuật thì có thể chọn điều trị bằng quang đông(photodynamic) hay đông đặc bằng Argon plasma kèm hay không kèm cắt sang thương qua nội soi. Tuy vậy, các biện pháp này không hiệu quả đối với sang thương loạn sản mức độ cao.
      Helicobacter pylori, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và thuốc ức chế bơm proton
      Helicobacter pylori và viêm thực quản:
      • Nhiễm H. pylori không làm tăng nguy cơ viêm thực quản do trào ngược. Tương tự , nhiễm H. pylori ở hầu hết bệnh nhân cũng không làm giảm nguy cơ bị trào ngược và viêm thực quản. Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân trào ngược cũng tương đương tỉ lệ nhiễm của cộng đồng nói chung. Những nghiên cứu theo nhóm chứng không cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân viêm và không viêm thực quản. Tỉ lệ viêm thực quản cao hơn ở cộng đồng có tỉ lệ nhiễm H. pylori thấp chỉ nói lên sự khác biệt về mặt dịch tể chứ không phải là mối tương quan nguyên nhân hậu quả.
      • Nghiên cứu sinh lý theo dõi độ pH đã cho thấy sự tiếp xúc với acid bất thường của thực quản (dấu ấn trào ngược dạ dày -thực quản) không bị ảnh hưởng của việc có hay không có nhiễm H. pylori.
      • Một nhóm nhỏ bệnh nhân nhiễm H. pylori chủng gây viêm nhiều hơn (như chủng có cagA dương tính) ít bị viêm thực quản nặng và thực quản Barrett. Nguyên nhân do sự nhiễm H. pylori ở những bệnh nhân này thường gây viêm thân dạ dày nặng kèm hiện tượng teo và chuyển sản ruột làm giảm lượng acid tiết ra . Tuy nhiên họ có nguy cơ ung thư dạ dày hay loét nhiều hơn nên việc tiệt trừ H. pylori cần đặt ra.
      Hậu quả của việc điều trị trào ngược đối với nhiễm H.pylori:
      • Thuốc ức chế bơm proton làm nặng hơn tổn thương viêm dạ dày trên mô học bệnh nhân nhiễm H. pylori. Hiện tượng này kèm theo sự phát triển của teo niêm mạc dạ dày.
      • Nguy cơ bị teo niêm mạc dạ dày không có khi dùng thuốc ức chế bơm proton lâu dài cho bệnh nhân không nhiễm H. pylori và ở những bệnh nhân đã được tiệt trừ thành công H. pylori trước đó. Việc này rất quan trọng , đặc biệt ở bệnh nhân trẻ.
      Hậu quả của việc tiệt trừ H. pylori đối với bệnh trào ngược dạ dày - thực quản:
      • Sau khi điều trị tiệt trừ H. pylori, bệnh trào ngược và viêm thực quản không đở hay không nặng hơn đáng kể.
      • Ở một nhóm nhỏ bệnh nhân việc tiệt trừ H. pylori sẽ cải thiện được triệu chứng ợ nóng.
      • Việc tiệt trừ H. pylori không làm việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược khó khăn hơn.

      CẨM NANG SỐNG KHỎE

      20.000 hộp
      đã được phân phối toàn quốc
      9000 Lines
      Average weekly lines of code
      400 Customers
      Average yearly happy clients

      Our Team

      Tim Malkovic
      CEO
      David Bell
      Creative Designer
      Eve Stinger
      Sales Manager
      Will Peters
      Developer

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

      ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGAY

      – Bác sĩ gọi điện lại và tư vấn tình trạng bệnh (hoàn toàn miễn phí)
      – Bác sĩ lưu bệnh án, bốc thuốc và yêu cầu người bệnh uống theo đúng chỉ dẫn
      – Bác sĩ sẽ đồng hành trong suốt quá trình điều trị bệnh, điều mà rất ít nơi có được sự quan tâm đến vậy.

      Nhà thuốc Đông Y Phúc Minh Đường:

      số 55 ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn , quận Cầu Giấy , Hà Nội

      Thời gian mở cửa:

      Thứ 2 - Thứ 7 từ 9h đến 17h

      Hotline:

      096.357.5522 - 096.365.3322