KHỎI LO BỆNH DẠ DÀY BẰNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Bạn đang mắc các bệnh dạ dày? Bạn đừng lo lắng vì đã có hơn 10.000 người không phải lo lắng về bệnh dạ dày chỉ sau 2 tháng dưới sự hỗ trợ điều trị của Dạ dày Tuệ Tĩnh. Giây phút này chính là cơ hội để bạn tìm hiểu và tạm biệt các cơn đau dạ dày hành hạ dai dẳng suốt từ năm này qua năm khác, đặc biệt hơn cả là ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn. Trước hết, Nhà thuốc cùng bạn tìm hiểu căn nguyên gốc rễ của căn bệnh nguy hiểm này nhé .

Tìm hiểu thêm Tư vấn miễn phí

TÌM HIỂU VỀ BỆNH DẠ DÀY

Dạ dày

(còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

Đọc thêm

Bệnh đau dạ dày

hay còn gọi là bệnh đau bao tử là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Tuy nhiên quá trình điều trị lại khá phức tạp do nhiều nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói

Đọc thêm

Dấu hiệu

Đau thượng vị
Ăn kém
Ợ chua , Ợ hơi
Buồn nôn và nôn
Chảy máu tiêu hóa

Đọc thêm

Nguyên nhân

Nếu chia nhỏ các yếu tố thì có không dưới 10 nguyên nhân có thể gây ra bệnh dạ dày. Tuy nhiên bao quát và gộp lại thì các nhà khoa học đã nhận định có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dạ dày là do việc ăn uống và lối sống bất hợp lý của mỗi người.

Đọc thêm

Một số cách chữa bệnh dạ dày

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

HIỆN TƯỢNG BỆNH ĐAU VIÊM LOÉT DẠ DÀY

HIỆN TƯỢNG BỆNH ĐAU VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Bệnh đau dạ dày hoặc bệnh viêm hang vị ở Việt Nam không còn là cụm từ xa lạ với người dân. Do lối sống và tập tục ăn uống nên có khoảng 70% người Việt Nam bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là bệnh đau dạ dày, viêm hang vị hoặc viêm đại tràng.

Y học hiện đại cũng đã tìm ra nhiều phương pháp chữa bệnh đau dạ dày rất hiệu quả, tuy nhiên các bài thuốc tây y cũng chưa thể khẳng định là sẽ chữa khỏi bệnh đau dạ dày 100%.

Bệnh đau dạ dày nếu chuyển sang mãn tính thì việc điều trị bằng tây y chưa hẳn đã khỏi, mà việc uống nhiều thuốc tây thường xuyên gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra.

Khi bị đau dạ dày, ngoài việc tìm đến bác sĩ để được điều trị bằng thuốc thì bạn cũng có thể nhờ viện trợ bởi các bài thuốc dân gian do các ông xưa truyền lại, những bài thuốc đau dạ dày tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đên sức khỏe người bệnh nhưng đau dạ dày là nguyên nhân hàng đầu làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều phiền toái trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu của các bệnh lý về dạ dày do chế độ ăn uống không hợp lí, thương xuyên bỏ bữa sáng, lạm dụng đồ ăn nhanh, sử dụng các chất kích thích…Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: đau dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày… Bạn có thể nhân biết các biểu hiện của bệnh đau dạ dày thông qua nhiều triệu chứng điển hình.

1. Đau rát vùng thượng vị



Bệnh nhân đau dạ dày thường đau rát thượng vị



Bệnh nhân đau dạ dày giai đoạn đầu có hiện tượng đau nóng rát vùng thượng vị. Mức độ đau thượng vị phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người. Cẩm giác đau thượng vị thường có cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, ở nhiều trường hợp có thể đau lan sang vùng lưng. Nhiều bệnh nhân đau vùng thượng vị thường xảy ra khi bạn quá no hoặc quá đói.

2. Ợ chua – ợ nóng




Ợ chua – ợ nóng

Đây là hai biểu hiện của bệnh viêm đau dạ dày điển hình của hầu hết các bệnh nhân. Người mắc bệnh dạ dày, thường có hiện tượng ợ chua do dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều, sự co bóp mạnh của cơ dạ dày …Thông thường, người bệnh thường ợ chua hoặc ợ nóng sau khi ăn những đồ ăn cay – nóng, không hợp khẩu vị,…Ợ chua, ợ nóng không gât ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây ra nhiều bất tiện, có thể bất lịch sự trong một số trường hợp giao tiếp.


3. Chán ăn

Thực tế cho thấy, nhiều người bỏ qua triệu chứng chán ăn hoặc nhầm tưởng với bệnh gan. Bệnh nhân chán ăn do dạ dày tiết ra quá nhiều dịch vị tạo ra cảm giác chán ăn, mệt mỏi.





Chán ăn cũng là biểu hiện của đau dạ dày

4. Buồn nôn hoặc ói


Biểu hiện của bệnh đau dạ dày mà nhiều người dễ nhầm tưởng là buồn nôn, thậm chí là nôn. Khi buồn nôn đặc biệt là sau khi ăn hãy cảnh giá với các bệnh: viêm dạ dày cấp, ung thư dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày…Ngoài ra, nôn có thể gây rách thực quản và tổn thương thực quản.


Trên đây là một số biểu hiện của bệnh đau dạ dày dễ nhận biết. Các bác sĩ cho rằng, bạn nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách: thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh, không nên uống rượu bia…










































Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

DẦU DỪA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY KHÔNG

DẦU DỪA CÓ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY KHÔNG

Chào các bác.

Hôm nay em có đọc được tin dầu dừa có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày, nhưng đọc nhiều website không thấy để lại nhiều thông tin tác dụng của dầu dừa trong chữa bệnh đau dạ dày. Và với triệu chứng đau dạ dày của tôi nghe nói chữa bằng dầu dừa rất hiệu quả. Qua diễn đàn muốn tham khảo xem có ai biết tác dụng chính của dầu dừa chữa đau dạ dày không ? Phải dùng dầu dừa như thế nào mới chữa khỏi bệnh dạ dày ? Dầu dừa dùng bao nhiêu thời gian mới khỏi được bệnh? Phải làm dầu dừa như thế nào mới có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày? Rất mong ý kiến từ mọi người.

XEM THÊM:


Dưới đây là thông tin em thu thập được tác dụng của dầu dừa đây, nhìn mãi mà không thấy tác dụng với bệnh đau dạ dày.


Khi chị em phụ nữ ngày một nhận ra mặt trái của ngành công nghiệp mỹ phẩm thì họ càng có xu hướng lựa chọn những phương pháp làm đẹp từ thiên nhiên, bởi tính an toàn cao mà hiệu quả cũng không kém gì những mỹ phẩm xa xỉ nhất. Dầu dừa có tác dụng chống lão hóa mạnh với 3 chất chống oxy hóa cơ bản: Vitamin E, Phenol và Phytosterol. Có 2 nhóm vitamin E là tocopherol và tocotrienol, trong đó tocotrienol có khả năng chống ôxi hóa gấp 50 lần tocopherol (tocopherol là loại vitamin E thường gặp trong các loại mỹ phẩm và thực phẩm chức năng). Dầu dừa là một trong số ít dầu thực vật chứa vitamin E loại tocotrienol.

Nhờ các chất trên, dầu dừa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do chính là những phân tử thiếu electron và chúng sẽ phá hủy các phân tử lành lặn để “cướp” electron, làm tổn hại đến các mô và tế bào. Gốc tự do là nguyên nhân gây nên lão hóa da, bệnh tật, kể cả ung thư. Các axit béo trong dầu dừa có tác dụng giúp diệt khuẩn và tăng cường sức đề kháng. Nếu biết cách sử dụng hợp lý, dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa mụn, chữa trị bệnh chàm (eczema), phát ban, vẩy nến...

CHI TIẾT CÔNG DỤNG
  • Chống lẻ, khô da và tróc da, dưỡng da
  • Ngừa sự hủy hoại do tia tử ngoại như da nhăn, da dãn, và da đồi mồi.
  • Chế ngự gàu, dưỡng tóc
  • Khỏi triệu chứng liên quan tới chàm, đồi mồi và các bệnh về da.
CÁCH DÙNG:
  • Xoa một lượng nhỏ Dầu Dừa trực tiếp lên cho bị thương hay toàn thân



NHỮNG PHƯƠNG CÁCH SỬ DỤNG VÀ NHỮNG THỦ THUẬT DÙNG 

1. LÀM ĐẸP DA MẶT
  • Rửa sạch mặt và mát xa mặt kỹ bằng cám gạo/cháo gạo lứt xay nhuyễn hoặc loại sữa rửa mặt khô thoáng, bôi đều lên da mặt trước khi đi ngủ. Bôi vùng cổ, da tay, chân, những vùng da bị thô, nhám, trước khi đi ngủ. Vùng da mặt chứa các điểm huyệt đạo và là vùng phản chiếu các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Mát xa kỹ và bôi dầu lên da mặt cho bạn một cơ thể khỏe khoắn hơn do các cơ quan nội tạng được tác động, kích chấn và chăm sóc bằng dưỡng chất. Khi bôi kết hợp mát xa ở các vùng trên cơ thể sẽ giúp da hấp thu da dưỡng chất tốt hơn. 

2. TRỊ TÓC KHÔ XƠ
  • Ủ tóc bằng dầu nhằm trị gầu và dưỡng tóc: ngâm ấm lượng dầu dừa đủ làm ướt tóc, mát xa đầu, rồi ủ tóc bằng túi chụp nilông trong vòng 10-15 phút; gội sạch tóc bằng dầu gội. Bạn sẽ có một mái tóc óng, mượt, khỏe, và không bị gầu quấy nhiễu. Theo Tài liệu về Diện chẩn - điều khiển liệu pháp, vùng da đầu phản chiếu da vùng mặt, ủ tóc đồng thời cung cấp dưỡng chất cho da đầu cũng chính là cách làm cho da mặt của bạn không bị khô.
3. TẨY DA CHẾT, LÀM MỜ SẸO MỤN
  • Các axit béo chuỗi trung bình dễ dàng hấp thụ tăng cường mô liên kết và giúp tẩy da chết. Dầu dừa có thể giúp chống oxy hóa làn da, bảo vệ và chống lại hiện tượng lão hóa giống như tác dụng của vitamin E mà chúng ta đã từng biết .
  • Hơn nữa dầu dừa còn có tác dụng chữa lành và cải thiện làn da bị tổn thương do mụn gây ra.



4. MASSAGE, TẮM
  • Chị em có thể trộn sữa tắm với dầu dừa để tắm, massage, da sẽ mềm mịn, láng mượt. Dầu dừa được xem như là một loại sữa tắm dưỡng thể hữu hiệu. Có tác dụng cung cấp độ ẩm cho làn da khắp cơ thể, giúp da không bị khô, mềm mịn và tươi sáng hẳn lên.

5. CHỮA MÔI KHÔ NỨT NẺ
  • Mỗi tối chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên môi, sáng hôm sau bạn đã có một bờ môi căng mọng, không còn khô và nẻ nữa.

6. TẨY TRANG
  • Cũng như dầu oliu, dầu dừa có thể tẩy trang hiệu quả bằng cách thoa lên mặt và mát xa theo chuyển động vòng tròn. Sau đó, bạn hãy rửa lại bằng nước ấm, dùng dầu dừa thay cho những loại nước tẩy trang chứa nhiều cồn tác động xấu lên da.

7. DƯỠNG LÔNG MI
  • Nhờ các dưỡng chất giàu có mà dầu dừa có thể kích thích lông mi mọc dài, dày hơn. Sử dụng tăm bông chấm vào dầu dừa rồi chải mi như cách các bạn hay chải mascara , vuốt từ chân đến ngọn mi cho cả mi trên và mi dưới. Thực hiện hằng đêm trước khi đi ngủ là tốt nhất, đến sáng rửa mặt bình thường. Những chị em có hàng mi ngắn và mỏng có thể thực hiện cách này, trong vòng 10-15 ngày sẽ có hiệu quả.
  • Massage mặt bằng dầu dừa trong 10 phút, da sẽ mịn màng ngay sau khi sử dụng.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

PHÁC ĐỒ THUỐC TÂY ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

PHÁC ĐỒ THUỐC TÂY ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Hiện nay tình trang xã hội mắc phải chứng bệnh đau viêm dạ dày là rất phổ biến, để tìm ra một loại thuốc hay một phương pháp chữa trị hiệu quả nhất hiện nay vẫn đang là câu hỏi lớn đối với ngành y học nước nhà cũng như nền y học thế giới. Với một phác đồ thuốc tây y điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả có thể kéo dài tình trạng bệnh hoặc khỏi rứt điểm, nhưng cũng có những phác đồ thuốc tây y không mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Hôm nay ban quản trị diễn đàn đưa ra một số phác đồ điều trị trong từng thể để quý vị tham khảo và tìm được hướng điều trị tốt nhất.


I. Loét dạ dày – tá tràng có nhiễm HP (Active HP-associated ulcer):
Phác đồ chung:
  • PPI + AC/AM/MC/BMT. (PPI: 
  • Omeprazole 20mg/Lanzoprazole 30mg/Pantoprazole 40mg/Rabeprazole 10mg).
  • Uống thuốc 2 lần/ngày, trước bữa ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, kết hợp với:
+ Phác đồ 1: 
  • PPI/RBC + ACAC
  • Amoxicilline 1000mg x 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.
  • Hoặc: RBC 400mg x 2 lần/ngày+ AC
+ Phác đồ 2:
  • PPI + MC
  • Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.
+ Phác đồ 3:
  • PPI + AM:
  • Amoxicilline 1000mg x 2 lần/ngày + Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày.
+ Phác đồ 4:
  • PPI + BMT
  • Bismuth subsalicylate 2v x 4 lần/ngày, kết hợp với:
  • Metronidazole 250mg x 4 lần/ngày + Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày.
  • Điều trị từ 1 đến 2 tuần tấn công sau đó duy trì bằng PPI ngày 1 lần vào buổi sáng trước ăn trong 4 – 8 tuần.

* Các phác đồ thường dùng theo thứ tự ưu tiên như sau: 
  • - OAC: Omeprazole + Amoxicilline + Clarithromycine.
  • - OMC: Omeprazole + Metronidazole + Clarithromycine.
  • - OAM: Omeprazole + Amoxicilline + Metronidazole.

II. Tái nhiễm HP không kèm loét:
  • - Phác đồ 4 thuốc: PPI + BMT trong 1 tuần, hoặc:
  • - Phác đồ 3 thuốc: PPI + 2 kháng sinh trong 1 tuần.

III. Tái nhiễm HP có kèm loét dạ dày tái phát:
- Phác đồ 4 thuốc hoặc 3 thuốc trong 1 tuần, sau đó, nếu:
  • + Loét hành tá tràng có/không biến chứng: PPI/kháng H2 receptor trong 3 tuần, hoặc:
  • + Loét dạ dày điều trị như loét hành tá tràng nhưng thời gian điều trị là 5 tuần.

IV. Loét tái phát không kèm tái nhiễm HP:
Tìm nguyên nhân như: NSAIDs, hội chứng Zollinger-Ellison…
  • - PPI/kháng H2 receptor x 4 – 6 tuần tùy theo loét dạ dày hay tá tràng.
V. Loét dạ dày – tá tràng không có nhiễm HP (Active ulcer not attributable to HP):
1. Do dùng thuốc NSAIDs, Corticoid, u ác tính dạ dày:
a. Thuốc ức chế bơm Proton:
- Loét hành tá tràng không biến chứng: 
+ Omeprazole 20mg/Lansoprazole 15mg/ngày x 4 tuần.
- Loét dạ dày hoặc loét có biến chứng:
+ Omeprazole 20mg x 2 /Lansoprazole 30mg x 6 – 8 tuần.
b. Thuốc đối kháng H2 receptor:
- Loét hành tá tràng không biến chứng:
+ Cimetidine 800mg x 2 /Ranitidine/Nizatidine 300mg x 2 /Famotidine 40mg lúc ngủ trong 6 tuần.
- Loét dạ dày:
+ Cimetidine 400mg x 2 /Ranitidine/Nizatidine 150mg x 2 /Famotidine 20mg x 2 trong 8 – 12 tuần.
Loét có biến chứng không khuyến cáo dùng thuốc đối kháng H2 receptor.
c. Sulcralfate 1g x 4 trong trường hợp loét hành tá tràng không biến chứng.
2. Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:
PPI: Omeprazole/Lansoprazole 60mg/ngày.

VI. Điều trị dự phòng giảm loét:
Dự phòng khi có loét hoặc biến chứng từ trước, sử dụng NSAIDs, corticoid, thuốc kháng đông, người già > 70 tuổi.
  • - Điều trị tấn công:
  • + Misoprostol (Cytotec) 100 – 200gg x 4lần/ngày, hoặc:
  • + PPI x 2 lần/ngày.
- Điều trị duy trì:
  • Thuốc đối kháng H2 receptor:Cimetidine 400-800mg/Ranitidine/Nizatidine 150-300mg/Famotidine 20-40mg, uống lúc đi ngủ.
------------------------------------------------
Từ viết tắt:
  • - PPI: Proton pump inhibitors.
  • - RBC (Ranitidine Bismuth Citrate).
  • - AC: Amoxicicline + Clarithromycin.
  • - AM: Amoxicicline + Metronidazole.
  • - MC: Metronidazole + Clarithromycin.
  • - BMT: Bismuth subsalicylate + Metronidazole + Tetracyclin.
Có thể thay Metronidazole bằng Tinidazole.
  • - HP: Helicobacter pylori.
  • - NSAIDs: Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs.
-------------oOo-------------

Tài liệu tham khảo
  • 1. Trần Thiện Trung – Viêm loét dạ dày – tá tràng và vai trò của Helicobacter pylori, NXB Y học, 2002.
  • 2. Current – Medical Dignosis & Treatment – Peptic Ulcer Disease, p. 599-605, 39th Edition 2000.
  • 3. John Del valle – Peptic Ulcer Disease and Related Disorders – Harrison’s Principles of Internal Medicine – 15th Edition (CD Disk).
-----------------------------------------------------
Phụ lục
A. Các nhóm thuốc điều trị loét dạ dày – tá tràng:
I. Thuốc kháng tiết acid (Acid – Antisecretory Agents):
Thuốc ức chế bơm Proton H+, K+ ATPase (Proton pump inhibitors):
  • - Omeprazole 20mg: Losec, Helinzole, Omemax, Belifax, Lomax.
  • - Esomeprazole 20-40mg: Nexium.
  • - Lansoprazole 30mg: Prevacid
  • - Pantoprazole 40mg: Pantoloc, Protonix
  • - Rabeprazole 10mg: AcipHexThuốc đối kháng thụ thể H2 (H2 Receptor Antagonists):
  • - Cimetidine, Ranitidine, Nizatidine, Famotidine (Pepcid).
II. Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc (Agents Enhancing mucosal defenses):
  • - Sucralfate: Aluminium hydroxide & Sulfate (viên).
  • Điều trị duy trì: 1g 1 giờ trước ăn và lúc đi ngủ hoặc 2g x 2 lần/ngày, tấn công 1g x 4 lần/ngày trong 4-6 tuần, trước 3 bữa ăn chính và trước ngủ.
  • - Bismuth: CBS: Colloidal Bismuth Subcitrate; BSS: Bismuth Subsalicylate (Pepto-Bismol).
  • - Prostaglandin analogs: Misoprostol 100-200mg (Cytotec).
  • - Kháng acid (Antacids): Mylanta I (Al hydroxide 200mg, Mg hydroxide 200, Simethicon 20), Mylanta II (Al hydroxide 400mg, Mg hydroxide 400, Simethicon 30), Maalox (Al hydroxide 400mg, Mg hydroxide 400), Maalox plus (Al hydroxide 200mg, Mg hydroxide 200, Simethicon 25) Tums (Ca carbinate 500).
  • - Phosphalugel: Aluminum phosphate dạng keo 12,38g/gói 20g.
  • - Grangel: Aluminum hydroxide 392,2mg, Magnesium hydroxide 600mg, Simethicon 60mg/gói 10ml.
  • - Barudon: Oxethazaine 20mg (gây tê niêm mạc), Aluminum hydroxide 582mg, Magnesium hydroxide 196mg/gói 10ml.
  • - Mytolan: Simethicon 133,3mg,Aluminum hydroxide 1515,2mg, Magnesium hydroxide 400,2mg/gói 10ml.
III. Kháng sinh:
Amoxicilline, Clarithromycine, Metronidazole, Tetracyclline.Các thuốc trên thường được phối hợp từng 2 thuốc một.
B. Thuốc phối hợp:
- Helidac: BSS + Tetracycllin + Metronidazole 4lần/ngày x 2 tuần.
- Prevapac: Lansoprazole + Clarithromycin + Amoxicycllin 2 lần/ngày x 2 tuần.
C. Khác:
- Tỷ lệ nhiễm HP:
+ Loét tá tràng: 30-60% (tài liệu khác 90%).
+ Loét dạ dày: 70-80%.
- Tỷ lệ điều trị tiệt căn HP:
+ Phác đồ OAC (Lansoprazol + A + C 86-92%; Omeprazole + A + C 86-91%), OMC 87-91%, OC 70-80%, RBC + C 82-86%, BSS + M + T 86-90%.
- Tỷ lệ loét dạ dày 6-15% (tài liệu khác 15-30%).
- Tỷ lệ loét dạ dày do NSAIDs là 10-20%; loét tá tràng 2-5%.
- Tỷ lệ hội chứng Zollinger-Ellison (Gastrinoma) <1%.
- Viêm thực quản trào ngược (Reflux esopgagitis), bệnh dạ dày – thực quản trào ngược (GERD: Gastroesophageal Reflux Disease).

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN BỆNH ĐAU DẠ DÀY CƠ BẢN

CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN BỆNH ĐAU DẠ DÀY CƠ BẢN

Trong thời gian qua, có rất nhiều bạn đặt câu hỏi đến Trường là dấu hiệu ban đầu của bệnh đau dạ dày là như thế nào. Sau khi nhận được nhưng câu hỏi trên Trường đã tổng hợp các dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh đau dạ dày viêm loét biểu hiện rất rõ ràng nhất mà mọi người có thể biết đến ngay và có phương án chữa trị kịp thời:

I. Ợ chua, buồn nôn, trào ngược dạ dày:

  • Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng.
  • Ngoài nóng cháy ở ngực, người bị ợ chua có thể cảm thấy buồn nôn, muốn ói, nhai và nuốt bị trở ngại, khó ngủ ban đêm, thở khò khè, đôi khi nghẹt thở. Các dấu hiệu rõ hơn sau khi ăn, khi nằm hoặc cúi mình xuống. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi dậy hoặc đứng lên.
  • Ợ chua thường gặp nhất trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra ợ chua còn do van đóng giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi, khiến cho axit trào ngược lên.
  • Ở người mập phì, phụ nữ mang thai, mặc quần áo chật khi ăn, ăn quá no, quá nhanh, nhai không kỹ, uống nhiều nước trước và trong bữa ăn, nằm ngay sau khi ăn sức ép trong dạ dày lên cao gây đẩy mở van.
  • Ợ chua cũng xảy ra sau khi dùng một số thực phẩm như chocolate, tỏi, hành, rượu, cà phê, thức ăn chiên, đồ uống có ga, mỡ, thực phẩm nhiều chất béo, hoa quả chua, sữa chua, những đồ ăn lỏng như cháo sữa…
  • Các nguyên nhân làm tăng quá trình sản sinh axit, viêm loét hang vị dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày đều dẫn đến ợ chua: hút thuốc lá, stress kéo dài hay tác dụng phụ mốt số thuốc…
  • Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục chứng ợ chua bằng cách từ bỏ thói quen ăn uống không tốt nêu trên. Bên cạnh đó tăng cường sử dụng một số thực phẩm như: chuối, táo, dưa hấu, uống trà xanh vào bữa ăn chiều hoặc tối hoặc uống nước tỏi vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, nhai kẹo cao su (loại không có bạc hà), uống nước ấm, tăng cường chất xơ, và chất đạm để giảm lượng axit trong dạ dày. Một số biện pháp thay đổi lối sống có thể áp dụng bao gồm: ăn chậm, chia nhỏ bữa, không ăn quá no, nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng sau khi ăn một bữa ăn trước khi đi ngủ, nằm ngủ nên gối cao đầu, giảm cân nếu béo phì, loại bỏ stress, tập thể dục đều đặn…
  • Nếu bị chứng ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày – thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.
  • Đông y gọi chứng này là Nôn chua thôn toan. Theo Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn, chứng này thường do can nhiệt hoặc hàn hư, tùy theo triệu chứng của bệnh nhân và gắn trong bệnh cụ thể mà linh hoạt điều trị…

II: Đau tức thượng vị:

Vùng thượng vị tức là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau vùng thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Có loại đau thượng vị chỉ đơn thuần nhưng cũng có loại đau thượng vị thuộc loại kết hợp và đặc biệt có những loại đau thượng vị thuộc loại trọng bệnh, rất nguy hiểm. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng và khó xác định.

Nguyên nhân hay gặp nhất khi đau vùng thượng vị
  • Đau vùng thượng vị có khi là cấp tính có khi là âm ỉ kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí kéo dài nhiều tuần tuỳ theo từng nguyên nhân gây nên bệnh. Điển hình trong đau thượng vị là đau dạ dày mà trong chuyên môn y học thường gọi là hội chứng dạ dày – tá tràng. Cơn đau thượng vị có khi cấp tính như đợt cấp của viêm dạ dày – tá tràng trên một người bệnh đã mắc bệnh về dạ dày từ lâu, nay vì một lý do nào đó làm xuất hiện cơn đau cấp, ví dụ như đau sau khi uống rượu, bia, ăn thức ăn có vị chua như dấm, chanh, bún, bánh cuốn… hoặc bị viêm dạ dày cấp lần đầu do ngộ độc thực phẩm cấp tính. Cơn đau quằn quại, đau nhói, bụng trướng, đôi khi làm cho người bệnh vã mồ hôi, miệng khô, buồn nôn hoặc nôn… Trong trường hợp này nếu nôn được (nôn tự nhiên hay móc họng để nôn) thì cơn đau thượng vị có thể lắng xuống (kể cả trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính). Đối với viêm dạ dày – tá tràng mạn tính hoặc loét dạ dày – tá tràng hoặc hẹp môn vị thì cơn đau thường âm ỉ, kéo dài gây khó chịu cho người bệnh, làm cho người bệnh hay cáu gắt, bộ mặt lúc nào cũng buồn chán (bộ mặt của người viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính). Đặc biệt của đau vùng thượng vị trong thủng dạ dày thì đau như dao đâm, bụng cứng như khúc gỗ, dáng đi của người bệnh cúi lom khom và bệnh nhân có thể bị choáng. Bệnh của gan hay bệnh của mật (đường dẫn mật, túi mật) cũng gây nên triệu chứng đau thượng vị như áp-xe gan, viêm gan làm cho gan sưng to, đau hoặc suy tim cũng làm gan sưng to do ứ máu ở gan cũng gây đau vùng thượng vị. Sỏi túi mật hoặc sỏi đường dẫn mật hoặc viêm đường mật cũng gây nên đau vùng thượng vị nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ chẩn đoán nhầm là bệnh của dạ dày – tá tràng. Một số trường hợp điển hình như giun chui ống mật cũng gây đau vùng thượng vị. Cơn đau vùng thượng vị trong bệnh giun chui ống mật thường đau rất dữ dội, chổng mông lên, vã mồ hôi… Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp trong bệnh của tụy như viêm tụy cấp, viêm tụy cấp chảy máu hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ gặp trong viêm tụy mạn tính, ung thư đầu tụy. Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính cũng có thể gây đau thượng vị kèm theo đầy hơi trướng bụng, đi ngoài nhiều lần nhất là viêm đại tràng cấp tính. Trong một số trường hợp viêm đại tràng mạn tính có kèm theo táo bón kéo dài thường có thể có đau vùng thượng vị một cách âm ỉ, không rầm rộ. Bệnh về tim mạch tuy rất ít nhưng cũng có thể biểu hiện cơn đau vùng thượng vị như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), suy tim nặng gây gan to, tim to… Trong một số trường hợp người bệnh ho nhiều (cả trẻ em cả người lớn) gây co thắt cơ hoành cũng gây đau vùng thượng vị hoặc trong bệnh áp-xe cơ hoành cũng gây nên đau vùng thượng vị. Đau vùng thượng vị cũng có thể gặp ở một số trẻ em bị nhiễm giun gây đau bụng. Đau bụng do giun thường là đau quanh rốn nhưng cũng có trường hợp ngoài đau quanh rốn có kèm theo đau vùng thượng vị. Viêm ruột thừa là bệnh mà nhiều người đều biết rằng triệu chứng điển hình là đau hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nhất là trẻ em thì sau khi đau ở thượng vị mới khu trú đau ở vùng hố chậu phải.
  • Như vậy đau vùng thượng vị là một triệu chứng của nhiều bệnh, có những bệnh có liên quan với nhau nhưng cũng có những bệnh không liên quan với nhau. Triệu chứng có thể là xuất hiện đột ngột mang tính chất cấp tính như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, thủng dạ dày,viêm tụy cấp… nhưng cũng rất nhiều bệnh mang tính chất đau âm ỉ, kéo dài như viêm, loét dạ dày – tá tràng mạn tính, viêm đại tràng, nhiễm giun, gan to, suy tim…

Khi bị đau vùng thượng vị nên làm gì?
  • Với rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng thượng vị mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp nhiều yếu tố mới chẩn đoán đúng bệnh, vì vậy khi bị đau vùng thượng vị nhất là đau lần đầu, mang tính chất dữ dội thì cần đi khám bệnh ngay để đề phòng các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày – tá tràng, viêm phúc mạc mật, viêm ruột, thừa, ngộ độc thực phẩm cấp tính…) có thể xảy ra. Những trường hợp bị bệnh mạn tính gây đau vùng thượng vị như bệnh thuộc về dạ dày, bệnh về đường dẫn mật, bệnh về tim mạch, bệnh nhiễm giun… cũng rất cần khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để được theo dõi và điều trị hết nguyên nhân càng sớm càng tốt. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học y học cho nên việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về dạ dày – tá tràng, bệnh về gan mật, tụy tạng, bệnh do giun, bệnh tim mạch… thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều. Điều trị bệnh tốt nhất là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cần có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Một số bệnh gây đau vùng thượng vị cần kiêng khem trong ăn uống như bệnh về dạ dày không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tránh căng thẳng thần kinh. Những bệnh thuộc về hệ tim mạch, gan mật cũng rất cần một chế độ điều trị thích hợp, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. 

III. Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày:

  • Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.
  • Lưu ý: Tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần

IV. Chảy máu tiêu hóa:

  • Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện này rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày….

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày giúp cho bạn có thể dễ dàng nhận biết được để từ đó bạn có những cách khắc phục, điều trị bệnh đau dạ dày sớm và dễ dàng hơn. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt.

Phòng ngừa bệnh dạ dày
  • Để phòng ngừa bệnh dạ dày mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thói quen dùng bia rượu. Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Riêng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.

Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày
  • Đối với những người đã mắc bệnh cần hạn chế căng thẳng. Nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, thời gian biểu thích hợp. Trong quá trình điều trị nên thực hiện theo những chỉ dẫn của thầy thuốc.

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

ĐAU VIÊM DẠ DÀY CÓ CHỮA KHỎI RỨT ĐIỂM ĐƯỢC KHÔNG.

ĐAU VIÊM DẠ DÀY CÓ CHỮA KHỎI RỨT ĐIỂM ĐƯỢC KHÔNG.

Hỏi: Em tên Nguyễn Thị Hồng Hoa, năm nay 32 tuổi, hiện đang sống tại Bình Dương. Em có tiền sử bệnh đau dạ dày cách đây 3 năm, đi nội soi bác sĩ kết luận bị viêm hang vị dạ dày, có vi khuẩn hp, em thường xuyên tức vùng dưới ức và nóng rát, cộng thêm ợ hơi ợ chua. Em đã chữa thuốc tây nhiều lần nhưng chỉ đỡ một thời gian xong lại đau nặng hơn. Đợt này em uống thuốc chẳng thấy đỡ luôn, em có hỏi bác sĩ thì biết em đã bị nhờn thuốc. Thông qua diễn đàn em muốn hỏi mọi người xem tình trạng của em có chữa khỏi được không ? Bệnh viêm dạ dày liệu có chữa rứt điểm được không ? Em rất hoang mang, rất mong anh chị cho em lời khuyên.

Trả Lời: Đáp án không đơn giản vì có nhiều yếu tố khiến viêm loét dạ dày khó lành. Muốn bệnh đừng tái phát mà không tìm ra nguyên nhân của bệnh thì " tiền cứ mất tật lại mang " là chuyện thường tình.

Như đã biết, với vi khuẩn Helicobacter chực chờ trong bao tử để ném đá giấu tay thì bệnh nếu hôm nay thuyên giảm chỉ là một bước lùi chiến thuật. Bên cạnh biện pháp tầm soát định kỳ, việc chữa trị đến nơi đến chốn với xác minh qua xét nghiệm trước và sau liệu trình là điều kiện tiên quyết để vết loét mau lành. 

Nhưng xin đừng quên là viêm loét dạ dày có thể tái đi tái lại vì nhiều bệnh khác, chẳng hạn viêm gan, viêm tụy... Cũng nên nhớ là vết loét khó lành nếu người bệnh quá suy nhược.

Đơn thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày nếu chỉ có thuốc giảm đau, chống co thắt, kháng acid... thì trên thực tế chỉ có lợi cho thầy thuốc vì bệnh nhân thế nào cũng phải tái khám, và có lợi cho nhà thuốc vì thân chủ sớm muộn cũng trở thành "khách hàng thân thiết"!

Dùng thuốc sai cách:

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc. Chính vì hoặc không hề đọc hoặc đọc quá kỹ nên nhiều người bệnh vẫn tưởng hễ đau dạ dày chỉ cần thuốc dạ dày. Đúng nhưng thiếu, vì thuốc trị viêm loét dạ dày khó có thể triển khai tác dụng như mong muốn nếu người bệnh không được giải thích tường tận về cách dùng thuốc, về phản ứng tương tác của thuốc. Nhiều người dốc túi mua thuốc đau dạ dày nhưng rồi chỉ để thêm đau lòng chẳng qua vì tuy chọn đúng thuốc nhưng lại sai cách dùng thuốc.

Uống thuốc dạ dày mà chỉ tập trung vào bữa ăn thì chỉ là chữa cháy cầm canh vì vết loét thường tái phát do người bệnh vừa trăn trở thâu đêm, vừa không thể ăn trong khi... ngủ! Đó là chưa kể bệnh dễ tái phát vì rất nhiều người bệnh ngưng thuốc quá sớm. Không ngưng sao được vì vừa tốn tiền vừa ớn quá khi đọc phần phản ứng phụ của thuốc!

Không nói làm chi đến trường hợp cẩu thả hay cố tình nuôi bệnh, thầy thuốc cho dù có cố gắng hết mình thì hiệu quả cũng chẳng được bao nhiêu, cũng chẳng kéo dài được bao lâu nếu tầm nhìn của nhà điều trị chỉ tập trung vào... dạ dày! Viêm loét dạ dày trên thực tế chỉ là hậu quả của rối loạn đâu đó nằm rất xa trục tiêu hóa. Ngày nào người bệnh không được điều trị như một tổng thể cá biệt trên cả hai mặt tâm thể thì nhà thuốc khỏe re vì thuốc đau dạ dày bảo đảm không ế! Có một điều chắc chắn, người bệnh nhiều khi không cần đổi thuốc nếu trị bệnh cả năm không hết, thường chỉ cần đổi... thầy!

Hai câu hỏi

Những người bệnh thay vì đổi thầy, đổi thuốc, sau thời gian dài sống hoài với cảnh bệnh tái đi tái lại, nên can đảm đối thoại với chính bản thân để tự trả lời hai câu hỏi:
  • - Nếp sinh hoạt của bạn hiện nay, từ chế độ dinh dưỡng cho đến thời biểu nghỉ ngơi, có là đòn bẩy để dịch vị được bài tiết quá độ trong lúc dạ dày trống rỗng hay không?
  • - Bạn có điều gì lo lắng đến độ nỗi buồn đang chiếm ưu thế trong cuộc sống của bạn?

Chỉ cần một câu trả lời "CÓ" thì bạn đừng lấy làm lạ nếu bệnh mới hôm qua tạm yên thì nay đã trở lại như kỷ niệm khó quên, không mời cũng đến.

CẨM NANG SỐNG KHỎE

20.000 hộp
đã được phân phối toàn quốc
9000 Lines
Average weekly lines of code
400 Customers
Average yearly happy clients

Our Team

Tim Malkovic
CEO
David Bell
Creative Designer
Eve Stinger
Sales Manager
Will Peters
Developer

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGAY

– Bác sĩ gọi điện lại và tư vấn tình trạng bệnh (hoàn toàn miễn phí)
– Bác sĩ lưu bệnh án, bốc thuốc và yêu cầu người bệnh uống theo đúng chỉ dẫn
– Bác sĩ sẽ đồng hành trong suốt quá trình điều trị bệnh, điều mà rất ít nơi có được sự quan tâm đến vậy.

Nhà thuốc Đông Y Phúc Minh Đường:

số 55 ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn , quận Cầu Giấy , Hà Nội

Thời gian mở cửa:

Thứ 2 - Thứ 7 từ 9h đến 17h

Hotline:

096.357.5522 - 096.365.3322