Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

BỆNH TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN DẠ DÀY Ở TRẺ NHỎ, SƠ SINH

Hiện tượng trẻ sơ sinh mắc phải chứng bệnh trào ngược dạ dày hiện nay đang rất phổ biến. Hiện tượng các trẻ có hiện tượng nôn, oẹ, chớchớ nhất là lúc trẻ sơ sinh bú quá no. Nhứng hiện tượng này diễn ra thường xuyên nhiều bà mẹ hoàn toàn không biết chứng bệnh trào ngược ở trẻ sơ sinh như thế nào. Hiện tượng này diễn ra cũng rất bình thường nhưng để các bà mẹ có thể nhận biết được chứng bệnh trên chúng tôi xin đưa ra các kiến thức cơ bản để các mẹ có thể nhận biết được căn bệnh trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh


Phân biệt nôn trớ thông thường và nôn trớ do trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ


Nôn trớ sinh lý và nôn trớ do trào ngược dạ dày có rất nhiều điểm khác nhau, các bạn có thể phân biệt nôn trớ sinh lý và nôn trớ do trào ngược theo bảng dưới đây.



Nguyên nhân dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ dạ dày lên thực quản, thay vì đi theo chiều tự nhiên từ thực quản xuống dạ dày. Mức độ nghiệm trọng của bệnh tùy thuộc nhiều vào thể trạng của từng bé. Một số nguyên nhân dưới đây cho thấy trẻ sơ sinh mắc trào ngược dạ dày thực quản như thế nào:
  • Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện : giai đoạn này dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó, các cơ thắt ở hai đầu dạ dày vốn chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định. Nên đôi lúc lẽ ra phải đóng kín thì nó lại hở ra khiến thức ăn trào ra và đi ngược lên trên.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định : dạ dày của trẻ cũng chưa phát triển hoàn thiện, trong giai đoạn này dạ dày trẻ nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành. Lúc này, cơ thắt 2 đầu dạ dày cũng đóng mở chưa đều nên thức ăn dễ bị trào ngược và lên phần thực quản.
  • Tư thế cho trẻ bú chưa đúng : thường thì các mẹ hay nằm cho con bú đặc biệt là vào ban đêm. Ở tư thế như vậy trẻ dễ nôn trớ hơn do lúc này dạ dày như một cốc sữa nằm ngang khiến sữa dễ trào ra ngoài. Lúc này thức ăn của trẻ thường lỏng nên dễ dàng lọt ra ngoài khi có khe hở của cơ thắt thực quản.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như sặc sữa, thức ăn qua mũi, nôn ra máu. Trẻ có hiện tượng sợ bú, uốn éo vặn người, lười ăn… do vậy cân nặng của trẻ bị sụt hoặc khó có thể tăng cân mà không rõ lý do. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cũng khiến các bé mắc một số vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, thờ khò khè, tím tái thậm chí nguy hiểm hơn là ngưng thở. Do vậy, cần hết sức chú ý trong chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản ở sơ sinh là tình trạng các chất chứa trong dạ dày sau khi ăn xong trào ngược lên thực quản và đôi lúc trào ra miệng, phần lớn là không tự ý. Trào ngược dạ dày thực quản có thể là hiện tượng sinh lý, cũng có khi là triệu chứng bệnh lý. 

Nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng gì, được gọi là trào ngược sinh lý. Còn trào ngược bệnh lý có tần suất xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và có thể gây ra triệu chứng lâm sàng với nhiều mức độ khác nhau.

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng chơi đùa, lên cân tốt, bú đều đặn, không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý, hiện tượng này sẽ thoái lui dần theo thời gian.

Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý còn được gọi với nhiều tên khác nhau như ọc, trớ, ựa khá phổ biến ở trẻ em, thường thấy ở khoảng 50% trẻ dưới 3 tháng tuổi, xảy ra khi trẻ bú quá no, nuốt hơi nhiều khi bú hoặc được đặt nằm ngay sau khi bú. Trẻ có thể trớ ngay khi đang bú hoặc sau khi ăn và có thể bị một đến vài lần trong ngày. Đôi lúc những lần trào ngược thức ăn kích thích làm trẻ nôn ói. Trẻ cũng có khuynh hướng nhai lại và nuốt các chất trớ trào lên miệng hoặc hít phải các chất này vào phổi gây sặc và dẫn đến tử vong do tắc đường thở .

Nếu không được điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ để lại nhiều biến chứng. Đầu tiên là tình trạng viêm thực quản với các mức độ khác nhau, trong đó nặng nề nhất là barret thực quản có thể dẫn đến ung thư. Cơ quan bị ảnh hưởng hay gặp nữa là hệ hô hấp. Bé sẽ dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường. Có thể bé sẽ bị khàn tiếng hoặc hen suyễn liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, trẻ bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Việc chăm sóc trẻ trào ngược sinh lý cần chú ý một vài điểm sau:
  • Cho trẻ bú, ăn đúng tư thế, đảm bảo núm ti có lỗ thoát sữa phù hợp với nhu cầu của bé tránh sặc.
  • Nên chia làm nhiều bữa nhỏ
  • Sau khi cho trẻ ăn, giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng, tránh rung lắc nhiều khiến trẻ bị nôn trớ ra ngoài.
  • Thời kỳ trẻ ăn dặm, nên nấu đồ ăn đặc hơn và dễ tiêu hóa.
  • Trường hợp trẻ bị nôn, không nên cho ăn lại ngay, nên dùng nước ấm đánh sặc lưỡi hoặc cho trẻ súc miệng.
  • Nên hút mũi cho trẻ khi bị sặc thức ăn, sữa lên mũi.
  • Chú ý khi bé ngủ, nên để bé nằm nghiêng tránh trường hợp bé nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý. Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý như nôn trớ nhiều lần, nôn trớ ngay cả khi không ăn no, biếng ăn, gầy gò, viêm đường hô hấp… cần áp dụng những kỹ thuật chăm trẻ như trên và nên đưa trẻ đến các cơ sở ý tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng nề.
Cách phòng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh :

Đối với trẻ bú mẹ: Nên cho bú bầu vú bên trái trước bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải. Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. 

Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.

Khi cho bú, không nên để bé quấy khóc vì như vậy bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao. 

Không ép trẻ ăn nhiều, chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2 giờ, tối đa là 4-5 giờ.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc chữa trào ngược thực quản dạ dày

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGAY

– Bác sĩ gọi điện lại và tư vấn tình trạng bệnh (hoàn toàn miễn phí)
– Bác sĩ lưu bệnh án, bốc thuốc và yêu cầu người bệnh uống theo đúng chỉ dẫn
– Bác sĩ sẽ đồng hành trong suốt quá trình điều trị bệnh, điều mà rất ít nơi có được sự quan tâm đến vậy.

Nhà thuốc Đông Y Phúc Minh Đường:

số 55 ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn , quận Cầu Giấy , Hà Nội

Thời gian mở cửa:

Thứ 2 - Thứ 7 từ 9h đến 17h

Hotline:

096.357.5522 - 096.365.3322