KHỎI LO BỆNH DẠ DÀY BẰNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Bạn đang mắc các bệnh dạ dày? Bạn đừng lo lắng vì đã có hơn 10.000 người không phải lo lắng về bệnh dạ dày chỉ sau 2 tháng dưới sự hỗ trợ điều trị của Dạ dày Tuệ Tĩnh. Giây phút này chính là cơ hội để bạn tìm hiểu và tạm biệt các cơn đau dạ dày hành hạ dai dẳng suốt từ năm này qua năm khác, đặc biệt hơn cả là ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn. Trước hết, Nhà thuốc cùng bạn tìm hiểu căn nguyên gốc rễ của căn bệnh nguy hiểm này nhé .

Tìm hiểu thêm Tư vấn miễn phí

TÌM HIỂU VỀ BỆNH DẠ DÀY

Dạ dày

(còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

Đọc thêm

Bệnh đau dạ dày

hay còn gọi là bệnh đau bao tử là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Tuy nhiên quá trình điều trị lại khá phức tạp do nhiều nguyên nhân khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói

Đọc thêm

Dấu hiệu

Đau thượng vị
Ăn kém
Ợ chua , Ợ hơi
Buồn nôn và nôn
Chảy máu tiêu hóa

Đọc thêm

Nguyên nhân

Nếu chia nhỏ các yếu tố thì có không dưới 10 nguyên nhân có thể gây ra bệnh dạ dày. Tuy nhiên bao quát và gộp lại thì các nhà khoa học đã nhận định có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau dạ dày là do việc ăn uống và lối sống bất hợp lý của mỗi người.

Đọc thêm

Một số cách chữa bệnh dạ dày

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY ĐƠN GIẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN.

CÁCH CHỮA ĐAU DẠ DÀY ĐƠN GIẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN.

Do đặc điểm của cuộc sống công nghiệp hiện nay, con người chúng ta làm gì cũng gấp gáp và không điều độ, ăn nhanh, uống vội, vừa ăn vừa làm việc đã khiến cho bệnh đau dạ dày trở thành một bệnh xã hội mặc dù có thể chữa khỏi hoàn toàn. Cách đây chưa tới 5 năm tôi cũng từng phải chịu đựng những cơn đau dạ dày đáng ghét này, giờ tôi xin chia sẻ về một số cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả theo dân gian mà chính tôi đã thực hiện thành công. Mọi người cùng tham khảo nhé!


Đau dạ dày – bệnh chung của đa số dân văn phòng


1. Cách chữa bệnh đau da dày hiệu quả bằng nghệ


Theo nghiên cứu, nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa đau dạ dày do thừa dịch vị. 

Chuẩn bị: 

  • 120 gram tinh bột nghệ vàng
  • 60 gram mật ong nguyên chất, là mật ong rừng thì càng tốt.
Cách thực hiện như sau:

  • Trộn đều tinh bột nghệ vàng và mật ong lại với nhau tạo thành hỗn hợp mịn đặc
  • Vo thành các viên tròn điều bằng nhau, nhớ đếm số viên để tính trọng lượng của từng viên
  • Cho vào keo, đậy kính, và theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Hướng dẫn dùng nghệ chữa bệnh đau dạ dày như sau:

  • Đối với tình trạng đau nhiều (như tôi từng bị), bạn nên dùng liên tục khoảng 40 ngày. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần khoảng 18gram thuốc (bạn tự tính nhé). Số thuốc làm trên có thể sử dụng được khoảng 3 ngày.
  • Đối với trường hợp đau dạ dày nhẹ, bạn chỉ cần dùng liên tục 10 ngày là được.

2. Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả theo dân gian bằng nha đam


Không chỉ có tác dụng trong làm đẹp nha đam còn rất tốt cho cơ thể. Trong Đông Y, Cây nha đam vị đắng, tính hàn, đi vào ba kinh tỳ, can, vị, đem lại khả năng thanh nhiệt, giải độc tố cho cơ thể, giúp cơ thể nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, tẩy sổ và giúp chũa viêm loét dạ dày hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 5 là nha dam tươi
  • 500ml mật ong nguyên chất
Cách thực hiện như sau:

  • Rửa sạch và gọt vỏ 5 lá nha đam
  • Xay nhuyễn nha đam, đổ ra một chiếc tô rồi cho vào 500ml mật ong, trộn điều
  • Mỗi ngày dùng 3 lần trước khi ăn, mỗi lần 3 muỗng canh (khoảng 30 ml)
Nhớ cho loại “thần dược” nha đam mà bạn đã bào chế được vào keo và bảo quản trong tủ lạnh. Với số lượng nha đam chế biến ở trên, bạn có thể dùng trong một tuần.
Nha đam + mật ong = hết đau dạ dày

Trên đây là những cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả theo dân gian được chính bản thân tôi và sau này là nhiều người quen, bạn bè tôi đã áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, và bệnh có thể tái lại khi ngừng áp dụng. Vì vậy, bạn nên xác định nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình nhé!

Kinh nghiệm bản thân Trường:

Bản thân Trường cũng đã từng dùng qua phương pháp dân gian nhưng kết quả không mất khả thi, hoặc có tác dụng nhưng rất chậm không thể khỏi rứt điểm được bệnh. Mọi người có thể tham khảo thêm bài: "HÀNH TRÌNH CHỮA KHỎI BỆNH ĐAU VIÊM DẠ DÀY" của trường để biết phương pháp mà Trường đã chữa khỏi rứt điểm bệnh đau dạ dày đeo đẳng Trường nhiều năm:

SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN BÀI THUỐC CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ

SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN BÀI THUỐC CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Chữa khỏi viêm đau dạ dày mãn tính nhờ phương thuốc Sơ Can Bình Vị Tán

Cũng đã từng bị bệnh rồi uống đủ các loại thuốc, cũng khổ sở vì chỉ việc ăn uống cũng khiến cho cơ thể khó chịu, cũng đã từng mệt mỏi suy kiệt khi đến giấc ngủ cũng không được yên bởi những cơn đau âm ỉ nơi dạ dày, tôi đến giờ tuy không thể gọi là cực kỳ khỏe mạnh, nhưng cũng có thể tự thấy mình đã thành công sau quá trình nhiều năm tìm cách chống lại căn bệnh dạ dày mãn tính. Thấy thời gian này, nhiều người trên các diễn đàn kể khổ và xin lời khuyên từ những người đã điều trị khỏi bệnh dạ dày, trong số những người tôi quen biết cũng có không ít, tôi thấy cũng là một điều tốt nếu mình có thể chia sẻ chút kinh nghiệm sau 7 năm điều trị căn bệnh này. Nếu có thể giúp được nhiều người tìm thấy được một phương pháp, một địa chỉ đáng tin cậy để tìm đến và điều trị bệnh, tôi mong rằng những người đó cũng lại có thể là một cầu nối để giúp thêm nhiều người nữa không phải chịu những khổ sở do căn bệnh dạ dày gây ra.

Bài thuốc sơ can bình vị tán giúp tôi thoát khỏi bệnh dạ dày.

Quá trình mắc bệnh đau dạ dày của Tôi.

Nghĩ lại thì tôi bị bệnh dạ dày chắc vào khoảng 7 năm trước, khi tôi đang học lớp 12. Ai mà chẳng biết học sinh cuối cấp ở nước ta, trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng ấy thì chỉ có học. Bố mẹ, rồi ông bà, anh chị, tất cả mọi người đều dành hết sự chăm chút cho học sinh cuối cấp ấy – trong trường hợp này là tôi. Không phải nấu cơm, không phải rửa bát, không phải giặt quần áo,.. những gì tôi cần làm chỉ là học, ăn và ngủ. Nghe có vẻ thoải mái nhưng ai cũng biết chỉ từng ấy việc thôi mà khiến cho con người ta như không còn sức lực để làm việc khác nữa. Ngày học 8 tiếng ở trường, thêm 2 - 3 tiếng ở nhà cô giáo và 5 - 6 tiếng tự học ở nhà. Trừ thời gian ăn và những việc vặt khác ra thì tôi chỉ còn khoảng 4-5 tiếng để ngủ mỗi ngày. Luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng cộng với việc thức đêm triền miên, những biểu hiện bệnh đau dạ dày bắt đầu xuất hiện. Tôi thấy bụng ban đầu là đau âm ỉ và đau nhiều hơn vào lúc đói hay khi mới thức dậy vào buổi sáng. Tiếp đó là thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua. Tuy có hơi khó chịu, nhưng lúc ấy tôi cũng chẳng để tâm, nghĩ là chỉ một vài hôm là sẽ đỡ. Thời gian lúc ấy cũng vô cùng quý báu, không thể dành ra một buổi xin nghỉ học để đi khám được, có gì thì thi xong sẽ tính tiếp. Cứ như vậy, đến khoảng giữa học kỳ 2 lớp 12, những biểu hiện ấy càng ngày càng rõ và liên tục hơn, ảnh hưởng nhiều tới tinh thần và việc học của tôi. Tôi kể với mẹ, rồi 2 mẹ con quyết định ra bệnh viện huyện để khám xem sao. Gặp bác sĩ, tôi kể biểu hiện bệnh, bác sĩ có kiểm tra bụng tôi rồi yêu cầu nội soi để khám dạ dày. Ban đầu là một anh bác sĩ trông còn khá trẻ tiến hành nội soi cho tôi. Có lẽ vì anh ấy còn chưa thành thạo với việc nội soi nên đưa ống vào 2 – 3 lần mà lần nào tôi cũng không chịu được, đều lắc đầu rồi nôn thốc nôn tháo. Đến khi vị bác sĩ vừa rồi vào đặt ống nội soi, khi ấy tôi mới thấy đỡ hơn và giữ yên để bác sĩ khám. Kết luận, tôi bị viêm dạ dày cấp tính, uống thuốc 1 liệu trình sẽ khỏi. Nhưng bác sĩ cũng nhắc nhở, nếu không điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và giữ tinh thần thoải mái hơn, thì bệnh sẽ rất dễ tái phát. Quả thật, về nhà, uống hết thuốc bác sĩ kê, tôi không còn cảm thấy những biểu hiện bệnh trước đó xuất hiện nữa. Nhờ thế mà tôi có thể tập trung vào việc học hơn, và kết quả học tập cũng được cải thiện.


Bẵng đi một thời gian, tôi không còn nhớ gì đến căn bệnh dạ dày ấy nữa. Lên đại học, xa nhà, ở trong ký túc xá nên giờ giấc sinh hoạt và ăn uống cũng thất thường. Với sinh viên, thường xuyên thức khuya, dậy muộn nên bỏ cả ăn sáng, thậm chí cả ăn trưa nhưng lại hay ăn đêm, rồi đi ăn vặt với bạn bè (cóc dầm, mận dầm,…) là chuyện bình thường, và tôi cũng thế. Vì thế mà bệnh dạ dày lại tái phát. Khoảng giữa năm 2, lại thấy biểu hiện bệnh cũ xuất hiện, tôi liền tự đi mua thuốc cũ về dùng. Lần này, tác dụng của thuốc cũng rất nhanh. Nhưng chỉ dừng thuốc được hơn 1 tháng thì tôi lại bị đau trở lại. Dù sau đó, tôi vẫn tiếp tục uống thuốc và có cố gắng thay đổi nề nếp sinh hoạt nhưng tình trạng bệnh chỉ giữ nguyên không chuyển nặng, cũng không thấy bệnh thuyên giảm đi nhiều. Cứ thế, tôi cũng ngại ra viện vì sợ lại phải nội soi nên tình trạng này kéo dài khoảng hơn 1 năm. Đến đầu năm 4, do căng thẳng của việc học năm cuối, cùng với nhiều vấn đề khác mà bệnh của tôi lại nặng hơn. Sau hơn 1 tháng, tôi quyết định ra viện khám lần nữa. Lần này, tôi nhận được kết quả bệnh đã chuyển sang mãn tính. Bác sĩ kê thuốc về uống, nhưng cũng nói rõ rằng bệnh bây giờ không thể chữa khỏi hoàn toàn được nữa, bây giờ chỉ có thể uống thuốc để giảm đau và khuyên tôi nên có chế độ sinh hoạt khoa học để tránh bệnh trở nặng. Cứ dùng thuốc như thế được khoảng 2 tháng thì tôi thấy nản, vì dù uống thuốc nhưng chỉ cần tôi ăn đồ cay nóng hay thức khuya một chút là ngày hôm sau đã đau bụng, nôn nao khó chịu đến nỗi không thể tập trung làm được gì cả. Dần dần, kiêng khem nhiều nên tôi ăn cũng ít đi, người thì cứ xanh xao mà không thể béo lên được. Về quê, mẹ nhìn con gái lại thấy xót, rồi hỏi người này người nọ thuốc chữa dạ dày cho tôi. Cũng có nhiều người giới thiệu, thuốc nam, thuốc bắc rồi thực phẩm chức năng,.. mẹ tôi đều mua cả rồi gửi lên cho con gái. Tôi uống hết chỗ thuốc ấy, rồi cả những thuốc tôi tự tìm hiểu và hỏi người quen mua về, nhưng cũng chỉ đỡ được một thời gian đầu, sau đó thì đâu lại hoàn đấy. Chán nản, mệt mỏi, tôi quyết định buông xuôi, chuẩn bị tinh thần sẽ sống chung với bệnh.

Cơ duyên gặp được bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Nhưng rồi, cái sự may mắn cũng đến. Một lần, đang trong giờ ăn trưa tại công ty, chị trưởng phòng nhìn tôi không ăn gì, cứ ôm bụng mà mặt mũi nhăn nhó thì hỏi thăm. Chị cười cười hỏi có phải tôi tới tháng không. Tôi cười mà mặt mũi méo mó, nói em bị đau dạ dày, mấy hôm nay bụng đau hơn nên ăn gì cũng khó chịu. Chị à một tiếng rồi như tìm được nơi để tâm sự, chị thao thao bất tuyệt về địa chỉ mà chính chị cũng đã chữa khỏi căn bệnh dạ dày mãn tính. Cũng chữa nhiều nơi rồi mà không khỏi, tình cờ một lần thế nào, chị tìm hiểu được bài thuốc sơ can bình vị tán của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc và quyết định đến đây để điều trị. Sau 3 tháng sử dụng thuốc của Trung tâm, chị giờ đã có thể thoải mái trong ăn uống và sinh hoạt. Tuy vẫn phải chú ý kiêng ăn một số đồ và hạn chế thức khuya, nhưng theo chị thì bây giờ chị đã thấy thoải mái hơn trước rất nhiều rồi.

Nghe chị kể xong, thấy cũng chẳng mất thêm gì, tôi quyết định đến đây xem sao. Gặp được bác sĩ của Trung tâm, tôi được khám và hỏi thăm rất chi tiết, khi đã xác định được chính xác bệnh của tôi, bác sĩ kê cho tôi thuốc sử dụng trong 1 tháng, và nhắc nhở tôi chú ý sinh hoạt, ăn uống và nếu có bất thường gì thì phải báo lại vơi bác sĩ ngay. Mang thuốc về dùng, sau 1 tuần đầu, tôi chẳng thấy thay đổi gì, không yên tâm nên gọi cho bác sĩ thì được giải thích là thuốc nam nên tác dụng sẽ chậm hơn nhiều so với thuốc tây, trung bình là 2-3 tuần thuốc mới phát huy tác dụng, khuyên tôi tiếp tục kiên trì uống thuốc và có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Bác sĩ bảo sao thì biết vậy, tôi cố gắng dùng thuốc đều đặn trong những tuần tiếp theo, đồng thời cũng kiêng ăn đồ chua, cay nóng với tránh thức khuya và suy nghĩ nhiều. Phải đến cuối tuần thứ 3, tôi mới thấy bệnh giảm đi. Hết tháng, tôi đến gặp bác sĩ và than phiền sao tình trạng bệnh chỉ giảm được khoảng 30%. Bác sĩ lắng nghe rồi cũng cẩn thận giải thích, cơ thể của tôi bị suy nhược, lại thêm bị bệnh trong một thời gian dài nên trong tháng đầu tiên, thuốc hầu như chỉ có tác dụng phục hồi cơ thể và để cơ thể làm quen với thuốc. Bác sĩ kê tôi tháng thuốc thứ 2 và động viên tôi tiếp tục điều trị. “Dù sao thì cũng dùng thuốc 1 tháng rồi, thôi thì kiên trì tiếp vậy”, tôi nghĩ vậy và cố gắng uống thuốc mỗi ngày. Lần này thì thuốc có tác dụng nhanh hơn hẳn, dùng hết tháng thuốc thứ 2 thì bệnh tình đã giảm được khoảng hơn 80% rồi. Vui mừng báo lại cho bác sĩ, bác sĩ cũng nhận định rằng cơ thể tôi đáp ứng tốt với thuốc, chỉ cần 1 tháng thuốc nữa là bệnh của tôi có thể khỏi. Thật sự rất vui mừng khi nghe bác sĩ nói vậy, và quả thật sau khi kết thúc tháng thứ 3 uống thuốc, tôi đã không còn cảm giác đau bụng nữa, không còn ợ hơi hay buồn nôn nữa.


Bài thuốc sơ can bình vị tán của trung tâm Thuốc dân tộc giúp tôi thoát bệnh dạ dày.

Mới đó mà cũng đã gần nửa năm rồi. Không còn phải dùng thuốc, đến giờ tôi cũng không còn bị những cơn đau bụng hành hạ nữa. Tuy nhiên, dù có thể ăn uống thoải mái hơn xưa, thỉnh thoảng có thể thức khuya một chút, tôi vẫn còn nhớ những bất tiện mà căn bệnh dạ dày gây ra, nên tôi luôn cố gắng để duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, đồng thời cũng bắt đầu chăm chỉ tập thể dục để có thể cải thiện được sức khỏe của bản thân.

Chữa khỏi bệnh đôi khi cũng nhờ cái duyên. Có người chữa khỏi bằng phương pháp này, nhưng có thể những người khác chữa lại không được. Tôi cũng là một người đã từng bị bệnh, đã chữa ở nhiều nơi và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là nơi cuối cùng mà tôi đến, cũng là nơi giúp tôi có kết quả điều trị tốt nhất. Chia sẻ với mọi người qua bài viết này, tôi hy vọng giúp cho mọi người biết thêm một địa chỉ đáng tin cậy để chữa bệnh, nếu có thể giúp cho nhiều người khỏi bệnh thì thật không còn gì bằng. Cũng qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bác sĩ Tuyết Nhung của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Cám ơn chị đã luôn hỏi thăm và động viên tôi trong suốt quá trình điều trị bệnh tại Trung tâm. Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe và công tác tốt, chúc Trung tâm ngày càng phát triển và có nhiều bài thuốc hay giúp cho người bệnh ở khắp nơi có thể thoát khỏi đau đớn do bệnh tật gây ra và lấy lại niềm vui sống.

Độc giả: Nguyễn Thị Hà

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

ĐAU DẠ DÀY NÊN CHỮA BẰNG THUỐC ĐÔNG Y HAY TÂY Y

ĐAU DẠ DÀY NÊN CHỮA BẰNG THUỐC ĐÔNG Y HAY TÂY Y

Đau dạ dày là tình trạng phổ biến hiện nay. Người bệnh khi mắc phải chứng bệnh này không biết lên chọn phương pháp chữa trị như thế nào. Dưới đây là bài phân tích việc chữa bệnh đau dạ dày bằng phương pháp đông y và phương pháp tây y. Hai phương pháp này khá phổ biến hiện nay. Qua bài viết này hy vọng các anh chị có thể lựa chọn được phương pháp chữa bệnh tốt nhất:


Thuốc Tây Y Chữa bệnh đau dạ dày:

Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc bệnh dạ dày đang ở con số đáng báo động, theo các thống kê mới nhất trung bình cứ 10 người thì có 1 người bị mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày như đau viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản..vv. Do đó việc điều trị bệnh đau dạ dày thế nào để đạt hiệu quả cao và an toàn, đang là vấn để khiến các nhà nghiên cứu khoa học ở cả đông y, và tây y rất nhức đầu. trong bài viết này chúng ta cùng phân tích cái được và cái mất của việc sử dụng thuốc tây chữa bệnh đau dạ dày.


Từ những năm đầu của thế kỹ 20 khi mà nền y học hiện đai hay còn được gọi là tây y, có những bước phát triển vượt bậc. Đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận đã trở thành nền y học chính thống ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Do đó việc ứng dụng tây y trong điều trị các chứng bệnh dạ dày là một việc không mới mẻ.
Tây y chữa đau dạ dày

Thuốc tây y chữa đau dạ dày cái được: 

Khi điều trị các triệu chứng của viêm dạ dày như đau thượng vị, đầy hơi, ợ chua, nóng rát, bằng thuốc tây bệnh sẽ hết rất nhanh sau 2-4 tuần. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi quyết định sử dụng thường xuyên vì các nguyên nhân sau:

1. Tác dụng phụ của thuốc chữa đau dạ dày nhóm kháng axit


  • Hiện tại, nhiều loại thuốc nhóm kháng axit thường được áp dụng trong việc chữa viêm loét dạ dày. Một loại thuốc kháng axit lý tưởng cần phải đủ mạnh để có thể trung hòa axit ở dạ dày, hấp thụ vào trong máu từ dạ dày ít, ngoài ra cần phải có ít các tác dụng phụ hơn các loại thuốc khác.
  • Canxi carbonat và bicarbonat natri là những loại thuốc chữa đau dạ dày nhóm kháng axit có công dụng mạnh, nhanh, tuy nhiên có khả năng gây ra hiện tượng nhiễm kiềm cho toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của thuốc chữa đau dạ dày này còn là việc gây ra 1 trở ngược dẫn đến sự tăng tiết gastrin kéo theo việc HCl được tiết ra ngày một nhiều. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc chữa đau dạ dày đó là canxi carbonat còn gây ra hội chứng sữa kiềm, kích thích tế bào dẫn tới sự tăng tiết HCl. Vì vậy, các bạn cần nên cân nhắc thật kỹ về những tác dụng phụ của thuốc chữa đau dạ dày này khi điều trị.
  • Loại thuốc hydroxit nhôm dễ gây ra hiện tượng táo bón. Nếu dùng nhiều trong thời gian dài dễ gây ra tình trạng cạn kiệt photphat, hậu quả là người bệnh thường cảm thấy khó chịu, chán ăn và mệt mỏi.

2. Tác dụng phụ của thuốc chữa đau dạ dày kháng thụ thể H2 của histamin

  • Cimetidin là sản phẩm đầu tiên của dòng kháng thụ thể H2, công dụng của nó là giảm nhanh cơn đau dạ dày tức thời. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chữa đau dạ dày Cimetidin này là khi sử dụng lâu ngày sẽ gây ra các tác dụng phụ: rối loạn trí óc đối với người có tuổi, người bị bệnh thận, hạ nhịp tim và huyết áp thấp, tăng men gan, thậm chí là khả năng bị liệt dương cũng có thể xảy ra. Những tác dụng phụ trên sẽ biến mất nếu ngưng sử dụng thuốc.
  • Ranitidin là sản phẩm thứ hai của dòng kháng thụ thể H2. Tác dụng phụ của thuốc chữa đau dạ dày này là gây ra tình trạng giảm tiết dịch vị hơn 10 lần cimetidin nếu như dùng cùng một liều.

Thuốc Tây Chữa đau dạ dày cái mất

  • Khi bị đau dạ dày các bác sỹ thường kê đơn cho bệnh nhân uống thuốc. Nếu trong đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày chỉ có kháng sinh, giảm tiết acid, chống co thắt, bao vết loét và các thuốc giảm triệu chứng (Giãn cơ trơn, trung hóa acid..) Thì thực tế chỉ giải quyết được các triệu chứng trong các đợt cấp tính, còn sớm muộn gì bệnh nhân cũng phải tái khám, và trở thành “khách hàng thân thiết” tại các nhà thuốc tây y! Chưa kể việc sử dụng thường xuyên, lâu dài các loại thuốc tây còn ẩn chứa nhiều hiểm họa khôn lường.Thuốc Tây Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Cái Được – Cái Mất
  • Việc sử dụng trong lâu dài và không đúng cách các thuốc giảm tiết acid mạnh như cimetidine, Ranitidin, omeprazole.. liều cao hoặc kéo dài trên một năm sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương , có nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc bất lợi cho người bệnh, một số trường hợp làm suy giảm khả năng tình dục…và có nguy cơ tiến triển thành ung thư da dày.
  • Uống quá nhiều kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mãn tính. Còn dùng các thuốc trung hoà như Gastropugit, Maloxx quá mạnh và kéo dài lại dễ gây viêm ngược dạ dày do kiềm hoá. Với các thuốc giãn cơ trơn như Nospa, Buscopan tuy có thể giảm nhanh triệu chứng nhưng nếu lạm dụng sẽ gây nguy cơ xuất huyết, thủng dạ dày mà bệnh nhân không biết.
  • Mặt khác bạn có biết việc sử dụng thuốc tây thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Bởi vì các thuốc có hàm lượng kháng sinh cao khi được uống vào cơ thể thì được dạ dày co bóp và hấp thụ việc này gây mất cân bằng bảo vệ ở viêm mạc dạ dày và gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm, chữa khớp; ba là thuốc hormone như sterol.

Kết Luận có nên chữa đau dạ dày bằng thuốc tây y hay không ?

  • Việc sử dụng nhiều thuốc Tây trong chữa bệnh dạ dày, bệnh nhân có thể gặp phải những hậu quả khó lường trước. Ta có thể hiểu đơn giản thuốc Tây giống như “con dao hai lưỡi” có thể chữa khỏi bệnh này nhưng lại dễ phát sinh ra bệnh khác.
  • Nguyên nhân viêm dạ dày dai dẳng thường là do bia rượu, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay nóng, làm việc trí óc căng thẳng và vi khuẩn Helicobacter Pylori luôn túc trực trong niêm mạc dạ dày của bạn. Những nguyên nhân này rất khó loại bỏ trong cuộc sống hiện đại, làm cho viêm loét dạ dày tiếp tục là lý do bào mòn sức khỏe, đâm thủng hầu bao và khiến người bệnh phải chấp nhận sống chung với thuốc.
  • Chính vì vậy, bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính sau các đợt đau cấp phải dùng thuốc tây thì nên chọn các thuốc có nguồn gốc tự nhiên để có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài để ngăn ngừa tái phát bệnh, hạn chế sử dụng thuốc tây chữa bệnh đau dạ dày. Trong các trường hợp cấp thiết cũng không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, nên điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa có uy tín, để hạn chế tối đa các phản ứng phụ của thuốc.

Thuốc Đông Y chữa bệnh đau dạ dày:

Thuốc đông y chữa viêm loét dạ dày có hiệu quả không? và có tốt bằng thuốc tây y không? đó là câu hỏi mà rât nhiều bạn đọc quan tâm và gửi thư về cho chúng tôi. Để đưa ra 1 phép so sánh coi thuốc đông y hay thuốc tây y thuốc nào chữa bệnh viêm loét dạ dày tốt hơn là 1 việc không thể. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi xin phép được nêu lên các ưu điểm và nhược điểm của thuốc đông y trong việc phòng và điều trị các chứng bệnh viêm loét dạ dày.
Đông y chữa đau dạ dày

Thuốc Đông Y Chữa Viêm Loét Dạ Dày
  • Từ những năm đầu của thế kỷ 20 khi mà nền y học hiện đại, hay chúng ta còn quen gọi là y hoc phương tây hay thuốc tây, đạt được những thành tựu rực rở và nó đã chở thành nên y học chính thống ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên ngày nay việc càng có nhiều người ở cả các quốc gia phương đông và cả phương tây tìm đến những bài thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để điều trị các chứng bệnh nan y, đã cho thấy đông y vẫn có 1 vai trò rất quan trọng trong việc khám và điều trị cá bệnh nan y trong đó có bệnh dạ dày.

Thuốc đông y chữa viêm loét dạ dày điểm +.

Theo nhận định của chúng tôi việc sử dụng thuốc đông y chữa viêm loét dạ dày có những điểm + Sau:
  • + Thuốc đông y đã được ông cha ta nghiên cứu và phát triển qua nhiều thế hệ, do đó những bài thuốc còn được lưu truyền và sử dụng cho đến ngày hôm nay phải là những bài thuốc có tác dụng tốt trong việc ứng dụng điều trị viêm loét dạ dày. Vì những bài thuốc phương thuốc không có tác dụng hoăc nguy hiểm cho người bệnh đã được đào thải và không được sử dụng nữa.
  • + Những vị thuốc đông y chữa viêm loét dạ dày đều có nguồn gốc tự nhiên, được thu lượm và điều chế theo phương pháp thủ công không sử dụng các hóa chất trong chế biến cũng như bảo quản nên có tính chất an toàn đối với sức khỏe người bệnh người bệnh. Đặc điểm này tạo ra lợi thế rất lớn cho thuốc đông y so với các thuốc tây y sử dụng nhiều các hóa chất, và có nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
  • + Hầu hết các thuốc đông y đều được sắc lên hoặc đụn lên rồi sử dụng bằng miện nên rất an toàn vệ sinh, tranh được các lây nhiễm gây ra do vết tiêm để lại so với việc sử dụng thuốc tiêm từ tây y.
  • + Y học phương đông coi con người là một thể thống nhất nên việc điều trị bệnh phải bắt nguồn từ việc điều trị nguồn gốc căn nguyên của bệnh do đó thuốc điều trị không những chỉ có tác dụng chữa đau dạ dày bệnh mà còn có tác dụng chữa trị các bệnh khác liên quan cũng như bồi bổ cơ thể, do đó khi sử dụng thuốc đông ykhông những người bệnh khỏi được bệnh mà những bênh khác cũng có thể được phục hồi phần nào. điều này y học hiện đại không có được, mặt khác việc thường suyên sử dụng các thuốc kháng sinh lại có những tác động tiêu cực đến người bệnh dẩn tới việc bệnh cần chữa trị chưa khỏi thì đã mắc bệnh khác
  • + Đối với nhiều người mắc bệnh mãn tính thì việc sống chung cùng với thuốc là rất tốn kém, thuốc thang đã móc hết hầu bao của các gia đinh mà mang đến gánh nặng kinh tế. So với tây y thì đông y có chi phí điều trị bệnh thấp hơn rất nhiều lần nhưng lại cũng không kém phần hiệu quả.
  • + Khi bạn sử dụng thuốc đông y chữa viêm loét dạ dày tá trang thì thì thuốc đông y có thêm 1 ưu điểm đó là, do thuốc đông y là rạng thuốc sắc có nước nên môi trường trung tính an toàn hơn so với việc sử dụng thuốc có tác động trực tiếp lên vết thương ở thành dạ dày

Thuốc đông y Chữa viêm loét dạ dày điểm -.

  • – Đa phần các thuốc đông y đều được sử dụng bằng cách sắc lên rồi uống nên rất mất thời gian và không phù hợp với lối sống hiện đại ở các đô thị, do đó việc kết hợp thuốc đông y và phương pháp điều trế chiết suất cũa tây y đã mang đến 1 bước đột pha khi cho ra các rạng viên nén siro rất tiện sử dụng nhưng vân rử nguyên được phẩm chất của thuốc.
  • – Nhiều người cho rằng thuốc đông y có tác dụng chậm, tuy nhiên theo y kiến của tôi là không đúng, vì thuốc đông y có tác dụng điều hoa toàn thân nên việc điều trị bệnh sẻ có những biểu hiện chậm nhưng chắc và an toàn, mặt khác cũng do tùy từng thể trạng của cơ thể và thể trạng của bệnh mà thuốc đông y có những liều dùng khác nhau do đó tình việc điều trị có thể lâu hơn, tuy nhiên sẻ có hiệu quả trong lâu dài.
  • Trên đây là những nhận đinh của chúng tôi khi so sánh các phương pháp điều trị của thuốc đông y và tây y, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng qua bài viết bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn khi quyết định sử dụng thuốc tây y hay thuốc đông y chữa viêm loét dạ day tá tràng để có hiệu quả nhất, chúc các bạn sớm khỏi bệnh.
Trên đây là những Tổng hợp so sánh hai phương pháp phổ biến điều trị bệnh đau dạ dày. Qua đây cũng giúp quý bạn đọc hiểu hơn về hai phương pháp trên.

>> Quan điểm cá nhân Trường về hai phương pháp trên:

  • Theo Trường thì nên chọn Đông Y để điều trị rứt điểm và lâu dài. Vì trường đã trải qua hai phương pháp này, ban đầu trường kiên trì uống thuốc tây y nhưng bị tái đi tái lại nhiều lần, ưu điểm của tây y là giảm triệu chứng rất nhanh, trường hợp ai bi dạ dày cấp thì ban đầu nên chọn tây y, nhưng về sau vẫn nên sử dụng Đông y để có kết quả lâu dài. 

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY BỆNH ĐAU VIÊM DẠ DÀY BẠN NÊN BIẾT

NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY BỆNH ĐAU VIÊM DẠ DÀY BẠN NÊN BIẾT

Bệnh đau dạ dày hiện nay là căn bệnh phổ biến trên cả nước cũng như toàn thế giới. Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày chủ yếu đến từ các yếu tố như ăn uống sinh hoạt, cũng như các tác nhân từ các loại nấm, vi khuẩn. Để bạn đọc hiểu được nguyên nhân gây bệnh cũng như có cách phong tránh hữu hiệu nhất, hôm nay tôi xin biên tập bài viết về các tác nhân gây chứng bệnh Viêm dạ dày thường gặp ở xã hội ngày nay:
Đọc thêm bài viết:

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày có nhiều thể, những thể bệnh sau đây là thể phổ biến nhất hiện nay quý vị thường gặp: Đau dạ dày (đau bao tử), viêm hang vị dạ dày, đau thượng vị dạ dày, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm loét tá tràng (hành tá tràng) hoặc viêm cả dạ dày và hành tá tràng…

Các nguyên nhân gây nên chứng bệnh đau dạ dày theo quan điểm của tây y hiện nay:

Tác nhân gây bệnh dạ dày rất đa dạng, vậy tôi xin đi phân tích từng nguyên nhân để quý anh chị có cái nhìn tổng quan nhất. 

Chế độ sinh hoạt, ăn uống là nguyên nhân chính gây tình trạng đau viêm dạ dày.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. 

Dạ dày là 1 cơ quan rất quan trọng trong hệ tiêu hóa nhiệm vụ chính của dạ dày là co bóp nhào trộn thức ăn để các cơ quan khác có thể hấp thụ và chuyển đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành năng lượng nuôi sống cơ thể, vì vậy việc có 1 chế độ ăn uống không đúng khoa học được cho là nguyên nhân đầu tiên dẩn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tráng. Theo thống kê thì những người có thói quen ăn uống không đúng khoa học có tỉ lệ mắc viêm dạ dày cao hơn những người khác nguyên nhân vì: Ăn uống không đúng giờ không đúng bữa có khi thì ăn quá no, và cũng có khi nhịn đói quá lâu.Mà khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát. Thuốc Và cách Chữa Trị Bệnh Đau Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả. 

Ăn vội vàng, không nhai kỹ. Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. 

Những người nghiện rượu, cafe, thuốc lá hay mắc bệnh da dày do, Rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm. 

Bên cạnh đó việc lao động nặng ngay sau khi ăn cũng là 1 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá trang hàng đầu. 

Lạm dụng thuốc tây là nguyên nhân gây đau, viêm dạ dày.

Lạm dụng thuốc tây quá nhiều là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. 

Việc sử dụng thường xuyên các thuốc uống giảm đau khàng sinh liều cao kháng viêm … Cũng là 1 trong các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng, bởi vì các thuốc có hàm lượng dược lý cao khi được uống vào cơ thể thì được dạ dày co bóp vầ hấp thụ việc này gây mất cân bằng bảo vệ ở viêm mạc dạ dày và gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm, chữa khớp; ba là thuốc hormone như sterol. Vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này. Nếu cần thiết phải dùng thì nên khống chế liều lượng và liệu trình, tốt nhất là uống sau khi ăn. Thuốc Và cách Chữa Trị Bệnh Đau Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả 

Vi khuẩn Hp + Nấm là yếu tố gây bệnh đau, viêm dạ dày.

Vi khuẩn, nấm đang là nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày

Dạng vi khuẩn thường gặp nhất là H. pylori, HP được lây nhiểm từ người bệnh sang người bình thường qua nhiều con đường khác nhau như từ nước bọt, tiếp xúc với phận người bệnh, HP cũng có thể lây lan qua nước chưa được sử lý. Theo thống kê thì có đến 70% dân số nhiễm vi khuẩn HP vì vậy tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng tăng cao, Khi đã xâm nhập vào cơ thể HP chú lại tại lớp viêm mạc của dạ dày để phát chiển và gây nên bệnh. Để phòng tránh lây nhiễm HP thì cách duy nhất là hạn chế tiếp súc nước bọt với người bệnh và giử vệ sinh trong ăn uống sinh hoạt 

Áp lực tâm lý + Stress nặng là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.

Áp lực công việc dẫn đến stress 

Trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi.Đau Dạ Dày Do Stress. 

Nguyên nhân gây đau viêm dạ dày với quan điểm của Đông Y cổ truyền: 

Nguyên nhân thứ nhất: Viêm dạ dày do bệnh tà phạm vị. 
  • Do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào Vị 
  • Hoặc do ăn uống các thức ăn sống lạnh, hàn tích ở trong làm cho Vị đau. 
  • Hoặc do Tỳ Vị đang bị hư hàn lại bị hàn tà xâm nhập gây ra đau dạ dày. 
  • Hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường. ăn nhiều thức ăn béo, ngọt sinh ra thấp nhiệt ở trong gây đau. 
  • Hoặc do thức ăn uống đình trệ không tiêu hóa được gây đau. 
Nguyên nhân thứ 2: Viêm dạ dày do can khí phạm vị. 

Do lo nghĩ uất ức làm tổn thương Can (Nộ thương Can), Can khí không sơ tiết được, phạm đến Vị, làm cho Can Vị không điều hòa, khí cơ bị uất trệ gây ra đau viêm loét dạ dày. 

Hoặc do khí bị uất hóa thành Hỏa, hỏa uất làm tổn thương phần âm, dịch vị bị khô gây ra đau (đau ngày càng tăng hoặc đau liên miên). 

Nguyên nhân thứ 3: Viêm Dạ Dày do tỳ vị hư hàn. 

Do lao động qúa sức, no đói thất thường khiến Tỳ Vị bị tổn thương, Tỳ dương bất túc nên hàn phát sinh gây đau viêm loét dạ dày. 

Tuy phân ra làm 3 loại như trên nhưng các sách giáo khoa đều thống nhất nguyên nhân chủ yếu là do không thông (thống tắc bất thông – đau là do không thông) 

Bệnh đau dạ dày cần được phát hiện sớm để có phác đồ điều trị hợp lý. Trên đây cũng là thông tin cơ bản về các nguyên nhân gây bệnh, hy vọng đây cũng là phần kiến thức tôi chia sẻ đến các anh chị là một thông tin hữu ích đến mọi người. 

Độc giả chia sẻ.

Xem ngay bài viết:

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

ĐAU BỤNG VÙNG NÀO, Ở ĐÂU THƯỜNG MẮC BỆNH ĐAU DẠ DÀY

ĐAU BỤNG VÙNG NÀO, Ở ĐÂU THƯỜNG MẮC BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Hỏi: Tôi là Nguyễn Văn Lâm, hiện 32 tuổi, mấy ngày nay tôi có hiện tượng đau bụng, nóng rát thượng vị, buồn nôn. Tôi có hỏi mấy người bạn thì mấy anh ấy nói tôi bị đau dạ dày, mà triệu chứng của tôi như vậy không biết có phải đau dạ dày không ? Tôi muốn anh chị nào biết về triệu chứng bệnh rồi thì chia sẻ cho tôi biết đau bụng ở đâu, vùng nào thì là đau dạ dày. Tôi rất sợ là bị bệnh khác chứ không phải đau dạ dày đơn thuần. Rất mong câu trả lời từ phía anh chị. Cảm ơn anh chị.

Nguyễn Văn Lâm.


Trả lời:

Phân chia vị trí của vùng đau để thuận lợi cho việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Để thuận lợi trong việc thăm khám và chẩn đoán, ta sẽ phân chia theo vị trí của vùng đau, vì tuỳ theo vị trí xuất phát của đau bụng ta sẽ có những gợi ý chẩn đoán khác nhau.



Vùng thượng vị và bụng trên
  • Thủng dạ dày gây ra hiện tượng:
  • Đau dữ dội vùng thượng vị
  • Hiện tượng sốc, mạch nhanh, hốt hoảng, lo lắng, kèm theo một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn, bí đại tiện và trung tiện.
  • Khám bụng cứng như gỗ, không di động theo nhịp thở
  • Soi X-quang thấy hình liềm hơi trên gan và trên dạ dày
Viêm tuỵ tạng cấp chảy máu xảy ra với các triệu chứng:
  • Vùng thượng vị đau lan ra sau lưng, xuất hiện đột ngột sau bữa ăn
  • Sốc mạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt…
  • Khám bụng hơi căng, ấn thấy đau ở vùng thượng vị đặc biệt là sườn lưng
  • Lượng amylaza trong máu tăng cao.
Cơn đau dạ dày cấp do loét hoặc viêm:
  • Đau nhiều ở vùng thượng vị, có thể kèm theo nôn ra nước chua và thức ăn
  • Thành bụng co cứng và không mất vùng đục trước gan
  • Có những cơn đau theo chu kỳ, xuất hiện vào giờ nhất định và liên quan đến bữa ăn trong ngày, mùa nhất định.
Rối loạn vận động túi mật và đường mật:
  • Túi mật hoặc cơ tròn Lutchkens co bóp không đều, gây nên những cơn đau quặn gan điển hình tự hạ sườn phải lan lên vai phải.
  • Không sốt, không có hiện tượng vàng da và vàng mắt
  • Thường gặp ở đối tượng là trẻ em
  • Khi ấn nhẹ vào vùng túi mật tạo lại cơn đau
Cơn đau dạ dày trong bệnh tabét và giang mai thần kinh (giai đoạn III)


  • Đau dữ dội và đột ngột vùng thượng vị
  • Nôn rất nhiều
  • Cơn đau mất đi đột ngột như lúc nó bắt đầu diễn ra, ngoài đau bệnh nhân hoàn toàn bình thường
  • Bệnh rất hiếm gặp

Áp xe gan có những biểu hiện:
  • Đau ở vùng gan lan sang ngực, không dám cử động mạnh và thở mạnh.
  • Cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn (sốt, mô khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng…).
  • Khám thấy gan to và đau
  • Áp xe tiến triển vỡ vào ổ bụng, gây nên tình trạng viêm màng bụng cấp
Sỏi mật kèm theo là những triệu chứng:
  • Cơn đau quặn gan điển hình
  • Sốt, vàng da
  • Bệnh gây biến chứng làm vỡ vào màng bụng gây viêm màng bụng
Viêm túi mật:
  • Đau vùng túi mật lan lên vai kèm hội chứng nhiễm khuẩn
  • Khám và ấn vào điểm túi mật thấy đau
  • Viêm túi mật vỡ vào ổ bụng gây nên tình trạng viêm màng bụng hoặc mật ngấm qua vách túi mật gây nên tình trạng nhiễm mật màng bụng.
Giun chi ống mật:
  • Đau đột ngột, dữ dội và lăn lộn, ở vùng thượng vị và hạ sườn phải khiến người bệnh phải nằm chổng mông hoặc dựng hai chân lên tường cho bớt đau.
  • Khám thấy điểm sườn lưng và mũi ức rất đau.
  • Tiền sử người bệnh có nhiều giun
  • Đau ở vùng hố chậu và bụng dưới
Viêm ruột thừa:
  • Hiện tượng đau âm ỉ ở vùng hố chậu phải.
  • Triệu chứng buồn nôn, nôn bí đại và trung tiện, có khi ỉa lỏng..
  • Khám ấn vào điểm ruột thừa Mac Burney rất đau, có khi có phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải
  • Sốt, bạch cầu trong máu tăng
  • Thăm trực tràng hay âm đạo, thấy đau ở vùng túi cùng bên phải
U nang buồng trứng bị xoắn:
  • Đau vùng hố chậu dữ dội và đột ngột.
  • Hiện tượng sốc
  • Thăm khám bụng và thăm âm đạo thấy khối u ở một bên hố chậu
  • Khối u to nhanh
Thai ngoài dạ con bị vỡ:
  • Người bệnh tắt kinh hai, ba tháng, đột nhiên đau ở vùng hố chậu hoặc bụng dưới, ra máu ở âm đạo
  • Tình trạng chảy máu trong: Thiếu máu nhanh chóng, mạch nhỏ và nhanh, huyết áp hạ, người bệnh bị ngất mỗi lần ngồi lên hoặc thay đổi tư thế, hồng cầu giảm nhanh.
  • Thăm âm đạo, thấy túi cùng sau phồng (túi cùng Douglas) và rất đau (tiếng kêu Douglas), đồng thời khi rút tay ra thấy có máu theo tay
Đau bụng kinh: Đau xuất hiện ở vùng hạ vị hoặc hố chậu, cơn đau thừong tương ứng với thời kỳ kinh nguyệt

Viêm đại tràng cấp do amip: Thường đau ở hố chậu phải và trái, xuất hiện hội chứng kiết lị
Đau toàn bụng hoặc đau không có vị trí gợi ý chẩn đoán

Thủng ruột do thương hàn:
  • Người bệnh đang điều trị hoặc theo dõi bệnh thương hàn đột nhiên đau dữ dội ở bụng
  • Hiện tượng sốc, mạch nhanh, nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột
  • Khám bụng thấy co cứng
Tắc ruột
  • Đau quặn lên thành từng cơn ở vùng bụng
  • Bụng chướng to dần, nôn nhiều, bí đái và trung tiện
  • Khám các quai ruột nổi cuộn, X-quang thấy mức nước và hơi ở các quai ruột
Đau bụng giun: Có hiện tượng
  • Đau quanh vùng rốn.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Thử phân thấy nhiều trứng giun.
Đau bụng do viêm ruột cấp:
  • Đau bụng quặn, nôn và đi ngoài nhiều lần
  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc
  • Mất nước nhanh chóng có thể dẫn đến trụy tim mạch
Cơn đau quặn thận: Thường gặp là hiện tượng sỏi thận
  • Đau dữ dội ở vùng thận đặc biệt là khi vận động nhiều
  • Đau lan đến bộ phận sinh dục và bẹn
  • Rối loạn tiết niệu khác kèm theo như đái ra máu, đái buốt…
Ngoài ra còn có hiện tượng đau bụng do các nguyên nhân như do nhiễm độc chì, do dị ứng, do thiếu canxi hoặc ở các bệnh nhiễm khuẩn ( cảm, sốt rét, thương hàn…).
Đau bụng mạn tính

Lao ruột
  • Kèm theo bệnh là các triệu chứng sau đây:
  • Đau âm ỉ ở vùng hồi manh tràng (hố chậu phải)
  • Có hội chứng bán tắc ruột Koenig và rối loạn đại tiện
  • Dấu hiệu nhiễm lao ở các bộ phận khác
  • Xác định chính xác cần chụp Xquang đại tràng
Viêm đại tràng mạn tính
  • Đau quặn từng cơn dọc đại tràng
  • Rối loạn đại tiện: Phân táo, lỏng, có máu hoặc nhầy mũi
Đau bụng còn là triệu chứng của các bệnh như ung thư dạ dày, ruột, gan, tụy, tạng… cũng có thể là các khối u ở nơi khác di căn xuống bụng gây đau.
Viêm trực tràng, viêm hồi tràng, viêm đại tràng đoạn cùng gây nên tình trạng đau bụng kéo dài giống như viêm đại tràng mạn tính và muốn xác định cần phải thăm khám kỹ kết hợp với những yếu tố Xquang và xét nghiệm khác.
Nguyên nhân gây đau bụng rất đa dạng, do đó cần phải được thăm khám kỹ lưỡng, phát hiện nhanh chóng và chữa trị kịp thời không hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là những cơn đau bụng cấp nội khoa.

Trên đây là những tiểm ẩn mà triệu chứng của bạn có thể gặp phải. Bạn có thể tham khảo hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để có những kết quả chính xác nhất

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

ĐAU DẠ DÀY CÓ NÊN ĂN CHUỐI TIÊU, ĐU ĐỦ KHÔNG ?

ĐAU DẠ DÀY CÓ NÊN ĂN CHUỐI TIÊU, ĐU ĐỦ KHÔNG ?

Chào mọi người. 

Tôi là Khánh Huyền, hiện đang sinh sống tại Cam Ranh - Khánh Hoà. Tôi mắc chứng bệnh đau dạ dày nhiều năm nay rồi nhưng chữa mãi không khỏi. Tôi lại có một sở thích là khi ăn cơm xong lại thích ăn chuối tiêu và đu đủ. Người nhà tôi có nói hai loại quả đó không tốt cho chứng bệnh đau dạ dày của tôi. Tôi cũng đã tì hiểu nhưng mọi thông tin đêu không rõ ràng về trường hợp này lắm. Qua diễn đàn tôi muốn mọi người chia sẻ thêm cho tôi là có nên ăn chuối hay đu đủ với người mắc bệnh đau dạ dày không ? Rất cảm ơn diễn đàn cùng mọi anh chị.
Đau dạ dày.

Trả lời về Đau dạ dày ăn đủ đủ cùng chuối tiêu tốt không ?


Chào anh chị. Với tình trạng bệnh của anh chị hiện nay việc bổ sung các loại vitamin từ hoa quả là rất tốt. Với một số loại hoa quả mang tính chua và axit thì không nên ăn, những loại này có khả năng bào mòn, gây viêm dạ dày nặng hơn. Còn với việc chị ăn cơm xong mới sử dụng tráng miệng thì đu đủ cùng chuối tiêu hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới dạ dày của anh chị. Chỉ có 1 cái với đu đủ xanh cùng chuối xanh thì chị không được ăn, chỉ ăn những loại đã chín.


Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định. Tuy nhiên chị không nên ăn chuối tiêu xanh khi đói vì có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là khi chị đã có bệnh dạ dày. Vì thế nếu chị thích ăn chuối thì chị nên chọn ăn chuối tây, chuối ngự đã chín. Và chỉ ăn chuối khi đã ăn no, lúc đó chuối không chỉ phát huy tác dụng bảo vệ dạ dày mà còn giúp trung hòa axit trong dịch vị dạ dày.

Cũng giống như chuối, đu đủ chín cũng được liệt kê vào danh sách những loại quả thân thiện với dạ dày. Chị có thể ăn đu đủ chín một cách thường xuyên, vì trong đu đủ chín có chứa papain và chymopapain giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh có tác dụng kích thích tiêu hóa tốt hơn, giảm triệu chứng khó tiêu và có tác dụng nhuận tràng.

Với trường hợp chị mắc chứng bệnh về dạ dày việc cần nhất trong ăn uống sinh hoạt là:
  • Không ăn đồ ăn chua, cay nóng.
  • Cafe, rượi bia, thực phẩm mang tính cồn.
  • Không ăn đồ có tính axit cao.
  • Chế độ sinh hoạt ổn định.
  • Giảm stress tối đa.
  • Thể dục nhẹ nhàng nếu có thể.
Với những chia sẻ trên hy vọng là thông tin hữu ích đến anh chị. Chúc Anh Chị mau khỏi bệnh. Thân ái.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

BỆNH ĐAU VIÊM DẠ DÀY CẤP TÍNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

BỆNH ĐAU VIÊM DẠ DÀY CẤP TÍNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

Hỏi về bệnh đau dạ dày cấp tính có nguy hiểm không ?

Chào mọi người tham gia Blog chữa khỏi bệnh đau dạ dày. Chuyện là thế này, tuần vừa qua em có đi ăn uống cùng bạn bè nhân dịp 5 năm ra trường. Bình thường đi ăn các chỗ khác em không uống nhiều, nhưng hôm đấy bạn bè anh em nhiều em có uống quá chén, sau về lúc say không sao, lúc em tỉnh dậy thì dạ dày em có đau dữ rội. Em có tra thông tin thì biết mình mắc bệnh đau viêm dạ dày cấp. Đến nay được 5 ngày rồi nhưng không thấy chuyển biến gì mà cứ ngày một đau tăng. Mà trước kia em có đi kiểm tra dạ dày thì tất cả bình thường. Em ăn uống cũng như sinh hoạt rất hợp lý. Vời trường hợp của em như vậy thì có nguy hiểm gì không ? Bệnh đau viêm dạ dày cấp tính có cần uống thuốc hay không, hay chỉ để vậy là hết. Rất mong các anh chị cũng như Blog có thể trả lời thắc mắc của em.

Trương thanh Tùng

Bác Nguyễn Hải Liên trả lời câu hỏi bệnh đau dạ dày cấp tính có nguy hiểm:

Bệnh viêm dạ dày cấp tính là bệnh rất thường gặp với tất cả mọi người, không trừ một ai. Bệnh khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh chóng. Viêm dạ dày có thể do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh. Yếu tố ngoại sinh thường gặp là virut, vi khuẩn và độc tố của chúng, thức ăn quá nóng, lạnh hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, E.coli..., các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật hay một số loại thuốc như aspirin... Yếu tố nội sinh thường do đường máu trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp (viêm phổi, viêm ruột thừa, bạch cầu, thương hàn...), bỏng, nhiễm phóng xạ, chấn thương sọ não..., dị ứng thức ăn (tôm, cua, sò, hến...). Khi bị viêm dạ dày cấp, người bệnh có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, buồn nôn, hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, lưỡi bẩn, miệng hôi, sốt 39 - 40oC. Để điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày. Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trong bệnh viêm dạ dày cấp tính, quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, ớt, tỏi..., những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas, sữa bò... thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp và có vai trò của cơ chế miễn dịch.

Với trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi khám nội soi tại các bệnh viện để có kết quả chính xác nhất vì với các thông tin bạn đọc có thể kết luận viêm dạ dày cấp tính nhưng chưa hẳn đã chính xác 100%. Cũng như có phác đồ điều trị phù hợp. Không nên ở nhà đợi bệnh khỏi như vậy rất nguy hiểm. Chúc bạn mau khỏi bệnh

BS. Nguyễn Hải Liên

ĐỌC THÊM:

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

THUỐC ĐÔNG, TÂY Y LOẠI BỎ VI KHUẨN HP DẠ DÀY ĐƯỢC KHÔNG ?

THUỐC ĐÔNG, TÂY Y LOẠI BỎ VI KHUẨN HP DẠ DÀY ĐƯỢC KHÔNG ?

Xin hỏi thuốc đông y và tây y có loại bỏ được vi khuẩn Hp dạ dày?

Chào mọi người.


Tôi là Trần Hoài Văn. Hiện đang sinh sống tại Tuyên Quang, tôi có mắc chứng bệnh đau dạ dày nhiều năm nay, đi nội soi các bác sĩ tại viện đại học y kết luận bị viêm hang vị dạ dày, dương tính với vi khuẩn Hp. Tôi đã chữa nhiều loại thuốc nhưng bệnh chỉ khỏi được 1 thời gian thì lại tái phát trở lại. Tôi được bác sĩ tư vấn do tôi có dương tính với vi khuẩn Hp nên dạ dày rất dễ tái phát bệnh trở lại. Tôi cũng đã nhiều lần triệt vi khuẩn Hp bằng thuốc tây y nhưng không hết, có lân hết nhưng tháng sau kiểm tra lại thì lại xuất hiện. Tôi cũng đã thử nhiều cách nhưng không có ăn thua gì. Tôi có người bạn chữa đau dạ dày chỗ Lương Y Thu Phương ở Dịch Vọng Hà nội khỏi rồi nhưng anh ấy lại không có vi khuẩn Hp. Qua diễn đàn tôi muốn tham khảo ý kiến anh Trường cùng mọi người xem có ai đang chữa đau dạ dày có vi khuẩn Hp nhà Lương Y Thu Phương không ? Nếu có phiền anh chị cho tôi hỏi chút là Anh chị chữa bằng thuốc đông y nhà Lương y có hết vi khuẩn Hp không ? Thời gian dùng thuốc nhà lương y khoảng bao nhiêu thời gian thì vi khuẩn Hp về mức an toàn vậy ? Có ai khỏi lâu rồi mà không bị tái phát lại không ? . Tôi cũng đa điện đến nhà Lương y và được tư vấn thời gian diệt vi khuẩn Hp từ 2 đến 5 tháng tuỳ từng cơ địa và tình trạng từng người. Nếu đúng là như vậy nếu phải uống 6 tháng liên tục tôi cũng chấp nhân. Qua đây rất mong ý kiến phản hồi từ phía Anh Trường cùng mọi người. Chân trọng cảm ơn.



Trần Hoài Văn.
Vi Khuẩn Hp trong dạ dày


Trả lời câu hỏi thuốc đông y và tây y có loại bỏ được vi khuẩn Hp dạ dày:

Chào Anh Văn. 

Tôi xin trả lời câu hỏi của anh. Với trường hợp anh đau dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính hoàn toàn giống tôi ngày trước. Tôi điều trị bằng thuốc nhà lương y thu phương đã khỏi căn bệnh này và vi khuẩn hp lúc chữa xong cũng về mức an toàn luôn anh ạ. Trước kia tôi được lương y kết hợp 3 loại thuốc gồm Bình Vị Hoàn, và thuốc chữa viêm dạ dày đã được hoàn tán, kèm theo giải độc hoàn. Tôi được Lương y giải thích thuốc giải độc hoàn như một loại kháng sinh đông y có thể loại bỏ được vi khuẩn hp ra khỏi cơ thể. Sau hơn 2 tháng điều trị thì tôi đi nội soi lại thì các vết viêm dạ dày đã lành hẳn. Tôi cũng làm xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng phương pháp tesx hơi thở thì cũng đã về mức an toàn cho phép. Đến nay cũng lâu rôi tôi cũng chưa đi kiểm tra lại vì dạ dày cũng đã bình thường trở lại vì thế không biết vi khuẩn Hp có trở lại không. Nhưng bản thân tôi nghĩ dạ dày tôi vẫn ổn định chắc nhiều khả năng vẫn đang ở mức an toàn cho phép. 

Dưới đây là bài chia sẻ của bạn độc giả blog gửi đến, điều trị bằng phương pháp tây y anh cũng có thể tham khảo thêm:

Nhiều bệnh nhân bị viêm hay loét dạ dày, tá tràng khi nội soi hoặc test hơi thở phát hiện có sự hiện diện của vi khuẩn HP ( Helicobacter Pylori ). Trên phiếu kết quả hai chữ Dương Tính in bằng chữ đỏ làm nhiều bệnh nhân rất lo sợ.

Clotest là một xét nghiệm được thực hiện khi nội soi dạ dày. Kỹ thuật viên sẽ đưa một ống vào dạ dày và lấy một mẫu mô nhỏ nơi viêm hoặc loét để cho vào một lọ đựng thuốc thử Clo test và quan sát sự đổi màu của hoá chất. Clo-test dương tính ( + ) khi thuốc thử chuyển sang sang màu hồng, chứng tỏ có sự hiện diện của vi khuẩn HP trong dạ dày.

Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân bị ung thư dạ dày được phát hiện có sự nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày

Do đó việc điều trị viêm loét dạ dày có clotest dương tính gồm 2 chuyện:
  • 1 ) Diệt vi khuẩn HP trong dạ dày
  • 2) Lành vết viêm hay loét dạ dày
Để thực hiện 2 mục đích này bác sĩ sẽ ghi đơn thuốc cho bạn gồm 2 nhóm thuốc. Một nhóm thuốc để thanh toán vi khuẩn HP và nhóm thuốc khác để làm giảm tiết dịch vị, làm lành vết loét dạ dày

Tuy nhiên nhiều bệnh nhân đã đau khổ với bệnh viêm loét dạ dày có clotest hoặc HP dương tính. Họ đã tốn nhiều tiền, chữa nhiều nơi mà bệnh dạ dày không khỏi và xét nghiệm lại thì Clotest vẫn DƯƠNG TÍNH. Một số lớn bỏ dở điều trị vì khi uống những kháng sinh điều trị như Metronidazole, Clarithromycine, Tetracyclline gây cảm giác cồn cào, nóng rát, xót ruột, buồn ói..

Sau đây là kinh nghiệm diệt vi khuẩn trong vòng 1 tuần, khi nội soi lại thì Clotest hoặc xét nghiệm hơi thở HP trở về ÂM TÍNH. Đồng thời tình trạng đau giảm hơn 80%.

Công thức này chúng tôi đã áp dụng cho nhiều người với nhiều lợi điểm sau:
Diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori ( HP ) chỉ trong vòng 7 ngày ( > 90% trường hợp )
Giúp bệnh nhân viêm dạ dày không còn đau, nóng rát, xót ruột, cồn cào ( > 90% trường hợp )
Bệnh nhân có cảm giác dễ chịu khi uống thuốc
Chi phí rất ít so với các công thức khác

Đơn thuốc tây y loại bỏ vi khuẩn Hp gồm 4 loại thuốc sau:

  • Amoxicillin 0,5g : 1viên x 3 lần/ ngày
  • LEVOFLOXACIN 0.5g : 1 viên x 2 lần/ ngày
  • LANSOPRAZOLE 30mg: 1 viên x 2 lần / ngày
  • KREMIL’S: 2 viên x 3 lần/ ngày
Những điểm cần chú ý khi xử dụng công thức này:
Dành cho người có độ tuổi từ 16 trở lên
Những bệnh nhân không dị ứng với hai kháng sinh Amoxicillin và Levofloxacin ( trên thực tế thỉnh thoảng có bệnh nhân sử dụng thuốc Levofloxacin bị tác dụng phụ gây khô miệng, khô lưỡi. Trường hợp này các bạn nên đổi sang Ofloxacin 0,2 g với liều lượng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên )

Bệnh nhân cần kiêng: thức ăn chua, cay, nóng, lạnh, trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá, những thức ăn khó tiêu như mắm, khoai mì.. Và khi ăn cần NHAI NHUYỂN THỨC ĂN

Sau 7 ngày điều trị, các bạn nội soi lại, hoặc xét nghiệm hơi thở ( PYtest®14C Urea Breath Test )

Nếu các xét nghiệm không còn vi khuẩn HP, thì các bạn chỉ cần uống 2 loại Kremil’S và Lansoprazole với liều lượng trên ba tuần nữa để làm lành vết viêm hay loét dạ dày

Chân thành chúc các bạn có được dạ dày khõe mạnh và không còn sự có mặt của vị khách không mời có tên là Helicobacter Pylori ( HP )

Trên đây là những tổng hợp mà Trường thu tập lại từ kinh nghiệm bản thân cũng như độc giả của Blog. Rất mong những thông tin trên có thể giúp ích được bạn. Chúc bạn mau lành bệnh. 

Nguyễn Văn Trường.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

BỆNH ĐAU DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ VÀO BUỔI SÁNG ?

BỆNH ĐAU DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ VÀO BUỔI SÁNG ?

Hỏi: Bệnh đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì vào buổi sáng:

Chào Ban biên tập Bolog.

Tôi là Nguyễn Hải Hòa. Hiện đang sinh sống tại Hà Nội, công tác tại ngân hàng dầu khí toàn cầu. Tôi đang bị đau dạ dày cấp tính. Đang điều trị thuốc tây tại bệnh viện Bạch mai. Ra viện bạch mai nội soi thì rất đông và bs kết luận viêm hang vị dạ dày. Ở đó đông vì thế tôi không được tư vấn nhiều. Qua diễn đàn tôi muốn hỏi anh chị, bs là tôi bị đau dạ dày thì nên ăn gì và uống gì vào buổi sáng, dau da day nen an gi và những thực phẩm mà tôi cần kiêng tuyệt đối là gì ? Rất mong câu trả lời từ anh chị, bác sĩ?

Đọc thêm:

I. Với bệnh nhân đau dạ dày bữa sáng là bữa quan trong nhất trong ngày:

  • Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày? Nếu không ăn sáng, bạn sẽ không có bất kỳ năng lượng? Không ăn sáng sẽ có hại cho bạn? 1. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày? Sau khi thức dậy là thời điểm bạn cần phải có năng lượng nhiều nhất của cả ngày. Tại sao? Bởi vì trong đêm, bạn đồng hóa tất cả các chất dinh dưỡng của bữa ăn ngày hôm trước để sẵn sàng tống khứ ra khỏi cơ thể hết vào buổi sáng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cảm thấy cơ thể chậm chạp khi mới thức dậy! Điều này là do chế độ ăn quá kinh khủng của bản thân bạn. Nếu bạn ăn đúng cách thì bạn sẽ thức dậy sớm hơn và nhận được nhiều năng lượng hơn. Hầu hết mọi người đều cảm thấy có một nhu cầu thúc đẩy cần phải nạp năng lượng vào buổi sáng. Tuy nhiên trong thực tế, nó lại có thể gây nên những hiệu ứng bất lợi cho sức khỏe của bạn. Bởi vì những gì bạn đang làm thực sự ngăn cản quá trình làm sạch của cơ thể vẫn đang được tiếp tục từ đêm hôm trước. Cơ thể bạn không ngừng làm sạch ngay cả khi bạn thức dậy! 24 giờ mỗi ngày, cơ thể luôn cố gắng để loại bỏ các chất thải, nhưng quá trình này thường bị cản trở bởi các loại thực phẩm không lành mạnh bạn đã ăn. Vì vậy, sự chậm chạp trong hành động vào mỗi buổi sáng mỗi khi thức giấc chính là kết quả của các cơ quan bên trong cơ thể vẫn đang cố gắng làm sạch bản thân. Thậm chí những gì bạn ăn sẽ có thể làm dừng lại quá trình làm sạch cơ thể. Khi quá trình làm sạch được dừng lại, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Nhưng thật không may, cơ thể dường như chưa ngừng làm sạch được bởi vì luôn luôn phải tiêu hóa các thức ăn mới bạn ăn. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn bữa sáng nhẹ và hãy để cho cơ thể tự làm sạch khoảng 5-6h mỗi ngày. Như vậy 1 tháng, cơ thể bạn sẽ có khoảng 150 giờ làm sạch thêm! Trong thực tế, rất nhiều người cho biết họ không ăn uống cho đến trưa (chỉ uống nước) và điều này mang lại rất nhiều lợi ích và cải thiện tình trạng mụn cho họ.

Dưới đây là những thực phẩm bạn lên ăn vào bữa sáng đảm bảo cho sức khỏe dạ dày của bạn. :

Thức ăn lỏng
  • Nôn mửa và tiêu chảy đều dẫn đến mất nước và mất các chất dịch trong cơ thể. Các chất lỏng bạn tiêu thụ vào bữa sáng là rất quan trọng nếu cả đêm qua bạn chưa ăn uống gì. Tuy nhiên, dạ dày và ruột của bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi và bữa sáng với các món ăn lỏng sẽ giúp hệ tiêu hóa cân bằng và cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Bạn có thể uống các loại nước súp, nước ép trái cây pha loãng hoặc uống nước dành cho các vận động viên thể thao, vừa có thể cung cấp nước vừa cung cấp muối khoáng cho cơ thể.
  • Nếu như sự phục hồi của bạn tiến triển nhanh, bữa ăn sáng của bạn có thể bao gồm các loại thực phẩm đặc hơn.
Thức ăn đặc
  • Các loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa có lợi khi bạn bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên kết hợp với các loại thực phẩm này chỉ khi cơ thể có thể chịu được và không bị nôn ra trong vòng vài giờ.
  • Sự lựa chọn tốt nhất là bánh mì khô, bánh quy, cơm, chuối và táo. Những thực phẩm giàu tinh bột giúp hệ tiêu hóa của bạn nhẹ nhàng hơn và có thể cung cấp được năng lượng và khoáng chất. Khi hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện thì bạn có thể bổ sung gelatin, lòng trắng trứng nấu chín, thịt nạc để cung cấp protein hỗ trợ phục hồi cho dạ dày tốt hơn.
Lưu ý:
  • - Cần tránh các thức ăn nhiều chất béo, thức ăn cay, các loại sữa và các loại thức ăn có nhiều đường vì những thực phẩm này khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày và ruột
  • - Không sử dụng rượu và cafein vì chúng làm cơ thể mất nước.
  • - Nếu các loại thực phẩm bạn ăn trong quá trình phục hồi làm cho hệ tiêu hóa của bạn tệ hơn, hãy dùng lại các thực phẩm lỏng đến khi các triệu chứng hết hẳn.

II. Ăn sáng là cần thiết với dạ dày của bạn:

  • Nếu không ăn sáng, cơ thể bạn sẽ không có bất kỳ năng lượng nào! Nếu bạn đổ lỗi cho lý do bạn không có năng lượng khi thức dậy là do chế độ ăn uống của bạn thì là điều sai lầm nhé. Bởi vì nếu bạn ăn đúng cách, bạn sẽ có hàng tấn năng lượng khi bạn thức dậy. Nếu bạn thực sự phải đấu tranh để thức dậy, bạn nên ăn một loại trái cây duy nhất cho bữa ăn sáng chẳng hạn như 1 quả cam là tốt nhất. Bạn chỉ nên ăn một loại trái cây mà không phải hai loại nhé. Điều này có thể vẫn sẽ làm chậm quá trình làm sạch cơ thể nhưng vẫn cho phép bạn có đủ năng lượng để hoạt động. Nếu bạn ăn bất kỳ thực phẩm như thịt, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm nhiều calo khác trong bữa sáng thì cơ thể bạn sẽ dành phần còn lại trong ngày để tiêu hóa và làm sạch. Nó sẽ phải chi tiêu nhiều năng lượng của mình để tiêu hóa thay vì làm các việc khác. 
III. Bạn không ăn sáng và bạn cảm thấy đang bị đói khi thức dậy? 
  • Phải nói rằng, hầu hết đây là một phản ứng tâm lý và là thói quen của rất nhiều người bởi mọi người luôn có tâm lý: "Khi tôi thức dậy, tôi phải ăn sáng." Nếu bạn đang đói khi thức dậy, cơ thể của bạn có thể có rất nhiều chất thải cần phải được loại bỏ. Khi bạn nghĩ bạn đang đói, rất có thể dạ dày của bạn thực sự rất ổn. 

IV. Nếu không ăn sáng, dạ dày của bạn sẽ biểu tình cả buổi sáng? 

  • Có thực sự là có một cảm giác đói ở dạ dày không? Và những gì bạn thường nhận ra thông qua sự báo hiệu ở dạ dày lúc này chính là: Nếu không ăn sáng, chiếc dạ dày của bạn có thể sôi lên biểu tình sùng sục. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một thói quen của mỗi người. Sau khi bạn có thói quen không ăn bữa sáng nữa, bạn sẽ thấy rằng trong 3-5 ngày dạ dày của bạn không còn có bất kỳ vấn đề gì khác lạ vào buổi sáng như hiện nay cả. 

V. Không ăn sáng có hại cho bạn? 

  • Một khi bạn hiểu những gì mà cơ thể đang cố gắng làm, thì đói cũng chỉ là một cảm xúc nhất thời. Thực tế, cơ thể của bạn luôn luôn cố gắng giúp bạn có sức khỏe tốt nhất trong từng giờ, từng ngày và từng năm. Cơ thể luôn luôn biết tự điều tiết và tự khôi phục lại sự cân bằng và chúng cứ cố gắng lduy trì sức sống cho cơ thể cho đến thời điểm bạn giã từ cuộc sống.

ĐỌC THÊM:

CẨM NANG SỐNG KHỎE

20.000 hộp
đã được phân phối toàn quốc
9000 Lines
Average weekly lines of code
400 Customers
Average yearly happy clients

Our Team

Tim Malkovic
CEO
David Bell
Creative Designer
Eve Stinger
Sales Manager
Will Peters
Developer

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGAY

– Bác sĩ gọi điện lại và tư vấn tình trạng bệnh (hoàn toàn miễn phí)
– Bác sĩ lưu bệnh án, bốc thuốc và yêu cầu người bệnh uống theo đúng chỉ dẫn
– Bác sĩ sẽ đồng hành trong suốt quá trình điều trị bệnh, điều mà rất ít nơi có được sự quan tâm đến vậy.

Nhà thuốc Đông Y Phúc Minh Đường:

số 55 ngõ 158 Nguyễn Khánh Toàn , quận Cầu Giấy , Hà Nội

Thời gian mở cửa:

Thứ 2 - Thứ 7 từ 9h đến 17h

Hotline:

096.357.5522 - 096.365.3322