BỆNH XUẤT HUYẾT DẠ DÀY - TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Trong số các bệnh về dạ dày thì bệnh xuất huyết dạ dày rất phổ biến. Xuất huyết dạ dày chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe nói đến nhưng chưa hẳn ai cũng biết hết nguyên nhân triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày,và cách chữa trị xuất huyết dạ dày như thế nào .
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cấp tính về đường tiêu hóa . Đây là hậu quả của chứng viêm loét dạ dày kéo dài. Bệnh xuất huyết dạ dày nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm trong đó có biến chứng mất máu và đi cầu phân máu, có thể là máu đỏ hoặc màu đen hôi thôi. Trường hợp xấu nhất của căn bệnh này là nếu bệnh nhân bị mất máu quá nhiều thì nguy cơ tử vong khá cao.
Nhận biết được các triệu chứng của căn bệnh này là cách tốt nhất để bạn có thể phát hiện và kịp thời điều trị bệnh .Đối với các bệnh nhân bị những căn bệnh về máu như Bệnh bạch cầu, Bệnh suy tuỷ xương, Bệnh máu chậm đông, Bệnh máu chảy lâu, xuất huyết giảm tiểu cầu thì cũng cần lưu tâm đến căn bệnh này.
Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường.
Những nguyên nhân thường gặp của xuất huyết dạ dày:
- – Do dùng thuốc giảm đau, chống viêm: Trong số này hay gặp nhất là aspirin và các thuốc chống viêm không steroid. Khi dùng aspirin với liều 1g/24 giờ, có tới 50% bệnh nhân bị tổn thương dạ dày.
- – Do rượu: Có 20% người nghiện rượu xuất huyết tiêu hóa là do viêm dạ dày xuất huyết. Mức độ tổn thương dạ dày có thể phụ thuộc vào nồng độ và số lượng rượu, và nguyên nhân chảy máy có thể là do tăng thẩm thấu ở niêm mạc dạ dày.
- – Do stress: trạng thái stress trong một số bệnh lý có thể gây viêm dạ dày xuất huyết như suy hô hấp, chấn thương nặng, bỏng, nhiễm khuẩn huyết, bệnh đông máu, trụy tim mạch, suy gan, suy thận… Tổn thương ăn mòn niêm mạc và xuất huyết thường xảy ra trong vòng 18 giờ sau khi bị stress.
- – Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Bệnh xơ gan và một số bệnh lý khác có thể gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dẫn đến xuất huyết niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày.
- – Do axit hoặc kiềm: Do bệnh nhân vô tình hoặc chủ ý uống phải dung dịch axit (như axit HCL, H2SO4), hoặc dung dịch kiềm đặc (xà phòng giặt). Ngoài gây tổn thương dạ dày, axit hoặc kiềm đặc có thể gây tổn thương thực quản như loét, chít hẹp, thậm chí gây thủng thực quản.
Triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày
Bệnh nhân bị nôn ra máu:
- - Tính chất: máu đỏ tươi, máu đen, máu cục, có thể lẫn với thức ăn.
- - Số lượng ít hoặc nhiều, có thể một hoặc nhiều lần trong ngày. Tùy theo lượng máu bệnh nhân nôn ra mà các triệu chứng toàn thân sẽ khác nhau.
- - Đứng trước một bệnh nhân nôn ra máu cần phân biệt với:
- + Chảy máu cam, chảy máu răng miệng họng: BN nuốt vào rồi nôn ra. Cần kiểm tra kĩ đường mũi họng, răng miệng tìm vị trí chảy máu.
- + Ho ra máu: máu đỏ tươi lẫn bọt, không có thức ăn, pH kiềm.
- + Ăn và uống các loại thức ăn có màu nâu đen: ăn tiết canh, uống nước coca… Cần hỏi kĩ tiền sử ăn uống.
Cần lưu ý có trường hợp bệnh nhân không nôn ra máu mà chỉ có đi ngoài ra phân đen.
Bệnh nhân bị ỉa ra máu:
- - Phân thường đen như bã cà phê mùi khắm. Tùy theo thời gian lưu chuyển trong ruột và lượng máu xuất huyết mà số lượng và tính chất có thể khác nhau.
- - Trường hợp chảy máu nhiều phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn với phân lổn nhổn đen nhánh, mùi khắm. Nếu chảy máu ít phân vẫn thành khuôn, màu đen nhánh như nhựa đường mùi khắm.
- - Cần phân biệt với phân đen đỏ mà không phải xuất huyết tiêu hóa cao: uống Bismuth, viên sắt, than hoạt các loại thức ăn có nhiều chất sắt: hỏi tiền sử dùng thuốc, thức ăn.
* Những ai có thể mắc bệnh xuất huyết dạ dày ?
Bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi song hay gặp 20 - 50, nam gặp nhiều hơn nữ.
Các yếu tố thuận lợi dẫn đến xuất huyết dạ dày:
- - Chuyển giao thời tiết từ mùa xuân sang hè, mùa thu sang mùa đông.
- - Cảm cúm, Bệnh bạch cầu, Bệnh suy tuỷ xương, Bệnh máu chậm đông, Bệnh máu chảy lâu, xuất huyết giảm tiểu cầu
- - Lạm dụng dùng một số thuốc giảm đau chống viêm: aspirin, corticoid.
- - Chấn thương tinh thần: quá bực tức, stress…
Cách thông thường nhất và hữu ích trên phương diện lâm sàng là phân chia xuất huyết đường dạ dày ruột (gastrointestinal tract bleeding) thành xuất huyết ở phần trên và phần dưới. Sự xác định này cho ta một ý nghĩ về căn nguyên, tiên lượng, và cách điều trị.
Xuất huyết dạ dày-ruột trên (upper gastrointestinal tract bleeding) : bao gồm xuất huyết ở phần gần so với tá tràng (duodenum).
Xuất huyết dạ dày ruột dưới (lower gastrointestinal tract bleeding) : xảy ra ở phần xa so với tá tràng.
Xuất huyết không rõ nguồn (obscure bleeding) : để chỉ xuất huyết hiển lộ của đường dạ dày-ruột, trong đó sự đánh giá ban đầu (bao gồm nội soi chẩn đoán) không thể xác định được nguồn xuất huyết.
Xuất huyết ẩn (occult bleeding) : Loại xuất huyết này không hiển lộ nhưng chỉ được phát hiện lúc thăm dò tìm nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt iron-deficiency anemia hoặc lúc thăm khám kiểm tra.
* Những lưu ý đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày
Không nên di chuyển nhiều, không để cho người bệnh tự đi lại vì bệnh nhân sẽ choáng, chóng mặt và ngã xuống, có khi chết ngay nếu không phát hiện kịp thời.
- - Phải cho người bệnh nằm nghỉ tuyệt đối trên giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi trong trường hợp nhẹ, và nằm thẳng, đầu thấp trong trường hợp nặng.
- - Thuốc cầm máu bất cứ loại nào đều phải dùng.
- - Không nên để người bệnh đói quá vì dạ dày tăng co bóp và tiết dịch dễ gây xuất huyết dạ dày. Nên cho người bệnh ăn ít, cứ 3 giờ cho ăn một lần những thức ăn nhẹ và dễ tiêu như bột trẻ em quấy đặc, khoai tây nghiền nhỏ, thịt băm...Nên cho uống nhiều chất lỏng như sữa, nước trà đường.
- - Trong những ngày sau, nên thông khoan để cho người bệnh đi cầu.
- - Nên chườm đá ở vùng thượng vị.
- - Rửa dạ dày bằng nước lạnh có tác dụng làm giảm co bóp, giảm tiết dịch, làm hạ huyết áp tại chỗ, vì vậy có thể cầm máu được.
- - Cần theo dõi thường xuyên, đo huyết áp, đếm mạch để biết máu còn chảy hay đã ngưng. (Nếu huyết áp vẫn còn thấp hoặc ngày càng tụt là dấu hiệu máu vẫn còn chảy bên trong).
- - Muối 6-8gr, hòa loãng với nước cho uống từ từ.Trước hết, lấy ít nước sôi để dễ hòa tan muối, sau đó pha thên nước lạnh để làmgiảm nhiệt độ trong bao tử, tuy nhiên, lúc cần kíp, cứ uống ngay. Nước muối cótác dụng làm máu đông lại, vì vậy, khi uống xong, thấy trong người thoải máithì cứ uống tiếp, không cần để ý nhiều ít. (Nên biết là sau khi ói ra máu, mộtphần nước trong cơ thể thấm vào máu để bổ sung cho máu, vì vậy Y Học Đông Y trịbệnh ói ra máu, trước hết không phải là dùng thuốc cầm máu mà chỉ dùng nước muối(nướcbiển) truyền vào cơ thể. Nên lưu ý là khi cắt tiết gà, vịt, lúc đầu không thấyđông đặc nhưng khi cho vào ít muối thì trong chốc lát máu sẽ đông lại. Đó làcông dụng của muối làm đông đặc máu, hàn gắn vết thương.
Biện pháp phòng ngừa Bệnh xuất huyết dạ dày.
Vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh về dạ dày trong đó có bệnh xuất huyết dạ dày. Do đó chúng ta cần chú ý phòng tránh bị nhiễm vi trùng Hp bằng cách ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi trùng Hp phải điều trị dứt điểm để tránh lây qua cho người khác.
- § Việc uống các thuốc chống viêm, giảm đau trong một thời gian dài rất dễ khiến bạn bị dau da day ,viêm loét dạ dày..Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc dùng.
- § Có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Cần có cuộc sống thoải mái về tinh thần, tránh bị stress, căng thẳng
- § Hạn chế uống rượu bia
- § Khi có tình trạng khó chịu, đau vùng trên rốn, ợ hơi, ợ chua… nên đi khám bệnh, làm xét nghiệm, nội soi và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bị Xuất huyết dạ dày nên ăn gì và như thế nào?
Để hiệu quả chữa trị bệnh xuất huyết bao tử cao nhất, người bị bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý giúp bảo vệ niêm mạc bao tử, tránh những tổn thương có thể xảy ra. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp dạ dày giảm tiết axit dịch vị và cung cấp đủ dinh dưỡng và làm lành các tổn thương, cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nên sử dụng các thực phẩm có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết axit dịch vị ví dụ như:
- + Các loại trứng và sữa có khả năng trung hòa các axit dịch vị
- + Những thức ăn có tác dụng giảm tiết axit dịch vị như: đường, mật ong, bánh quy, dầu thực vật,…
- + Thức ăn giúp bọc hút niêm mạc dạ dày và ít mùi vị: bánh mỳ, gạo nếp, khoai, sắn,…
- + Thức ăn ít xơ như: rau củ non
- + Một số loại đồ uống tốt cho dạ dày như: nước sôi, nước chè loãng
- + Sử dụng các loại thực phẩm hấp, luộc, nấu chín, nghiền nát hay hầm nhừ để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận tải qua dạ dày.
Các đồ ăn không nên ăn khi bị xuất huyết dạ dày
- Không nên ăn nhiều rau sống khi bị xuất huyết dạ dày
- Nên kiêng ăn các loại thức ăn dai cứng, nhiều xơ sợi khi bị bệnh chảy máu dạ dày như: rau sống, rau xanh chứa nhiều chất cơ, thịt có gân, sụn,…
- Những loại nước sốt, lạp xườn, dăm bông, xúc xích,…
- Những loại thực phẩm chua như hành muối, hoa quả chua, dưa cà,…
- Những loại gia vị như dấm ớt, tiêu, tỏi,…khiến bệnh xuất huyết dạ dày nặng thêm
- Những loại đồ uống kích thích như rượu bia, cà phê, chè,…rất có hại cho dạ dày
Các cây thuốc và vị thuốc có tác dụng cầm máu khi xuất huyết dạ dày.
1. Tam thất: Còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán. Có tên khoa học là: Panax pseudo-ginseng wall. Là cây sống nhiều năm, cao 30-50 cm. Hoa có màu lục vàng nhạt, quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ. Hạt màu trắng. Bộ phận dùng là rễ củ, phơi hoặc sấy khô. Tam thất có vị ngọt, đắng, tính ấm.
- Tác dụng: Cầm máu, chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau đẻ huyết hôi không ra, tụ máu trong mắt, chảy máu cam, thấp khớp, ứ huyết do chấn thương. Thuốc bổ, chữa thiếu máu, suy nhược…
- Cách dùng: Ngày 4-12 gam dạng bột. Tán bột trộn với mật ong. Nếu cầm máu do vết thương chảy máu thì rắc bột tam thất lên vết thương sẽ cầm máu. Có thể dùng ở dạng sắc, cao lỏng.
2. Tề thái: Còn gọi là cây tề, đình lịch, cỏ tâm giác, địa mễ thái, cải dại. Là loại cây cỏ, sống hàng năm hoa nhỏ, màu trắng mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả hình tim ngược, dẹt, hạt nhỏ, nhiều. Bộ phận dùng: Cả cây. Phơi khô.
- Tác dụng: Cầm máu trong những trường hợp khái huyết, xuất huyết ruột và tử cung, kinh nguyệt quá nhiều, chữa phù thũng, sốt.
- Cách dùng: Ngày 6-12 gam dạng thuốc sắc, cao lỏng.
3. Ngó sen: Là củ của cây sen. Vị đắng, chát, tính bình.
- Tác dụng: Cầm máu trong các trường hợp: ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, đái ra máu, rong huyết.
- Cách dùng: Ngày 6-12 gam. Sao đen sắc lấy nước uống.
4. Trắc bá: Còn gọi là trắc bách diệp, bá tử. Tên khoa học là Biota Orientalis Cupressaceae. Bộ phận dùng là lá và nhân quả. Lá thu hái quanh năm. Quả hái vào mùa thu, giã bỏ vỏ, lấy nhân phơi khô. Khi dùng để nguyên nhân hoặc ép bỏ dầu.
- Tác dụng: Cầm máu. Lá chữa thổ huyết, đi cầu ra máu, đái ra máu, ho ra máu, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, sốt, ho.
- Cách dùng: Ngày 8-12 gam dạng thuốc sắc, cao lỏng. Nhân quả chữa kém ngủ, hồi hộp, nhiều mồ hôi, táo bón: Ngày 4-12 gam dạng bột hoặc viên.
5. Rau ngổ: Bạn thường gặp loại rau gia vị này trong món canh chua hoặc các món rau sống tổng hợp. Chúng mọc hoang và dễ trồng trong vườn nhà ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
- Các nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của rau ngổ khá đa dạng. Chúng có 93% nước, 2,1% protein, 1,2% glucide, 2,1% cellulose, vitamin B, C và nhiều chất có ích khác.
- Ngoài công dụng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày, rau ngổ còn là vị thuốc hay để chữa chứng ăn uống không tiêu, đặc biệt có tác dụng cầm máu trong các bệnh thổ huyết, băng huyết.
- Cách dùng: lấy 12 - 20g rau ngổ rửa sạch, đem sắc với nước, uống trong ngày. Nếu muốn cầm máu vết thương, bạn chỉ cần lấy cây rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương và cố định lại bằng gạc vô trùng.
6. Cỏ nến:
- Vì hoa có hình cây nến nên người ta gọi là cỏ nến. Khác với cỏ nhọ nồi, các lương y có thể dùng cả thân và lá để chữa bệnh, dân gian chỉ dùng hoa của cỏ nến trong các bài thuốc cầm máu.
- Vào mùa hẹ, khoảng tháng 4 – 6, nếu gặp cây cỏ này, bạn cắt lấy phần trên của bông hoa (gọi là phần hoa đực) rồi đem về phơi khô. Sau đó, bạn tiếp tục giũ hoặc giã rồi rây qua rây, lấy phần phấn hoa, tiếp tục gũi và phơi lần nữa. Phấn hoa cỏ nến có tác dụng chữa các bệnh như ho ra máu, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu. Mỗi ngày, bạn dùng 5 – 8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
- Trong các bài thuốc cầm máu, bạn lấy 5g hoa cỏ nến, 4g cao ban long, 2g cam thảo bỏ vào nồi, đổ 600ml nước, sắc còn khoảng 200ml. Bạn uống 2 – 3 lần trong ngày.
7. Cây mào gà:
- Gồm mào gà đỏ và mào gà trắng. Cả hai loại này đều được người dân lấy hoa và hạt sử dụng như một vị thuốc cầm máu hiệu quả và dễ tìm.
- Tháng Chín là khoảng thời gian hạt mào gà trắng đã già, người dân lấy hoa phơi khô rồi đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, phơi lại thật khô. Hạt hoa mào gà trắng dùng để chữa một số bệnh như chảy máu ruột, chảy máu cam, xuất huyết tử cung, thổ huyết. Bạn có thể dùng 4 – 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc.
- Bên cạnh đó, hoa mào gà đỏ có thể chữa chảy máu ở dạ dày, ruột, lỵ, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung, kinh nguyệt dài ngày không dứt. Liều dùng: Bạn lấy 15 – 30g hoa mào gà đỏ tươi đem sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày.
Trên đây là những chia sẻ của ban biên tập về căn bệnh xuất huyết dạ dày quý đọc giả tham khảo thêm. Chúc quý độc giả có những thông tin bổ ích nhất.
Nguyễn Văn Trường.